Thị trường chứng khoán đã dự đoán đúng 20 trên 23 cuộc bầu cử

Thị trường chứng khoán đã dự đoán đúng 20 trên 23 cuộc bầu cử

22:07 30/10/2020

Nếu bạn tin vào truyền thuyết về một quy tắc vận động của thị trường chứng khoán dự báo cuộc bầu cử tổng thống, cuộc chạy đua của Donald Trump và Joe Biden có thể được dự báo chặt chẽ hơn so với kết quả của các cuộc khảo sát. 

Kể từ năm 1928, mức tăng trưởng dương của S&P 500 trong vòng 3 tháng trước cuộc bầu cử có xu hướng dẫn tới chiến thắng của đảng đương nhiệm, ngược lại nếu chỉ số suy yếu, chiến thắng sẽ thuộc về phe đối thủ. "Chỉ báo" này đã dự báo đúng 20 trên tổng số 23 cuộc bầu cử. Hiệu suất của nó kể từ năm 1984 vẫn được giữ vững. Tính đến ngày thứ Năm, S&P 500 đã tăng ít hơn 1% trong 3 tháng qua (63 ngày giao dịch).

Chỉ có 3 lần chỉ báo cho tín hiệu sai. Năm 1956, đương kim đảng Cộng hòa, tổng thống Dwight Eisenhower tái đắc cử, bất chấp thị trường chứng khoán mất điểm. Trong 2 lần khác, đại diện đảng Dân chủ đương nhiệm đã thất bại, bất chấp thị trường tăng điểm, bao gồm việc Hubert Humphrey thua Richard Nixon vào năm 1968 và thất bại của Jimmy Carter trước Ronald Reagan năm 1980.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rằng quy luật “ma thuật” này chỉ là kết quả của một mẫu khá nhỏ (23 cuộc bầu cử). Xét về mặt thống kê, quy tắc này chỉ có 25% cơ hội đúng (thị trường = tăng/giảm; bầu cử = thắng/thua). Nếu chúng ta xem xét hiệu suất thị trường một hoặc hai tháng trước bầu cử, thì kết quả khá hỗn hợp. Đến giờ vẫn chưa rõ tại sao 3 tháng lại là khung thời gian tham chiếu tốt nhất.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Biến động toàn cầu là lý do để hướng tới các thị trường mới nổi, chứ không phải bỏ chạy

Các tranh chấp thuế quan, căng thẳng địa chính trị và giờ đây là khả năng suy thoái kinh tế tại Mỹ. Đây dường như không phải là thời điểm thích hợp để tìm kiếm các khoản đầu tư vào thị trường mới nổi, xét đến rủi ro thiệt hại lan rộng đối với các nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn.
Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đồng euro trước cơ hội lịch sử: Liệu châu Âu có sẵn sàng thay thế vai trò bá chủ của đồng USD?

Trong suốt hơn hai thập kỷ kể từ khi được khai sinh, đồng euro đã mang theo kỳ vọng trở thành đối trọng chiến lược với USD – không chỉ nhằm củng cố vị thế địa chính trị của châu Âu, mà còn để thiết lập chủ quyền tiền tệ thực sự cho khối Eurozone.
Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Phố Wall bật dậy sau cú sốc: Tín hiệu hồi phục hay chỉ là cơn hưng phấn nhất thời?

Chỉ trong vòng chưa đầy một tháng sau “ngày giải phóng” – thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ rúng động bởi làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sau những tuyên bố chính sách thương mại từ Tổng thống Donald Trump – Phố Wall đã chứng kiến một cú lội ngược dòng ngoạn mục.
Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Mỹ và châu Âu: Khoảng cách tăng trưởng sẽ không dễ bị thu hẹp

Dù chính sách dưới thời Trump có thể gây tổn hại cho kinh tế Mỹ, nền tảng vững chắc về năng suất, vốn và công nghệ vẫn giúp duy trì khoảng cách tăng trưởng vượt trội so với châu Âu. Trong khi đó, châu Âu dù có dấu hiệu cải thiện, vẫn đối mặt với những giới hạn cấu trúc và rào cản cải cách khiến khả năng bắt kịp Mỹ trong trung hạn là rất thấp.
Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Doanh nghiệp Trung Quốc chuyển hàng hoá qua nước thứ ba để thay đổi nguồn gốc xuất xứ nhằm vượt rào thuế quan của Tổng thống Trump

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc hiện đang triển khai những biện pháp tinh vi nhằm né tránh thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ban hành thông qua việc chuyển hàng qua các quốc gia thứ ba để che đậy nguồn gốc xuất xứ thật.