Thị trường Forex tuần từ 23-28/11: Liệu Euro có xác nhận tạo đỉnh và đảo chiều giảm sau dữ liệu PMI?

Thị trường Forex tuần từ 23-28/11: Liệu Euro có xác nhận tạo đỉnh và đảo chiều giảm sau dữ liệu PMI?

00:12 23/11/2020

Triển vọng của các đồng tiền G7 trong tuần này sẽ ra sao?

Trong vài tuần qua, chúng ta đã nói về khả năng phục hồi đáng kinh ngạc của đồng Euro. Các quốc gia lớn nhất trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu đã bị giãn cách xã hội vào cuối tháng 10 và Đức đang nói về việc gia hạn phong toả thêm một tháng nữa. Không giống như Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã chứng kiến ​​số ca nhiễm vi rút mới giảm, Đức và Ý vẫn đang vật lộn để kiềm chế sự bùng phát của đại dịch. Sự khác biệt giữa Pháp và Đức là ở Đức các cửa hàng được mở và ở Pháp, chỉ những doanh nghiệp thiết yếu mới có thể hoạt động. Bất kể thế nào, những đợt đóng cửa này sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế của khu vực và thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Châu Âu phải tăng cường nới lỏng. Nếu ECB may mắn, khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ tránh được suy thoái kép nhưng không có gì là chắc chắn cả.

Tuy nhiên, thay vì đi xuống, tỷ giá EUR/USD đã giao dịch trên mốc 1.18 trong cả tuần qua. Trong những tuần gần đây, chúng tôi đã nói về việc cặp tỷ giá này sẽ được giao dịch gần mức 1.16 thay vì 1.18 nhưng việc Mỹ đi sau khu vực đồng tiền chung châu Âu vài tuần trong vấn đề Covid là một trong những lý do chính khiến đồng Euro từ chối giảm. Như tôi đã từng đề cập, thị trường có thể không chắc được rằng nền kinh tế Eurozone bị ảnh hưởng nặng nề như thế nào và dữ liệu sẽ yếu như thế nào. Chúng ta sẽ xem xét kỹ điều đó vào tuần tới với báo cáo PMI khu vực châu Âu, dữ liệu về niềm tin và báo cáo IFO của Đức cũng sẽ được công bố. Nếu số liệu đủ yếu (chúng tôi tin rằng sẽ như vậy), đó có thể là sự xác nhận đã tạo đỉnh xong cho đồng Euro. Về mặt kỹ thuật, động lượng tăng của EUR/USD đang suy yếu và việc di chuyển xuống dưới 1.1820 sẽ mở ra cánh cửa cho sự lao dốc hướng về vùng 1.16.

Mỹ có một tuần giao dịch rút ngắn trước kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn vì vậy giao dịch sẽ tương đối trầm lắng vào thứ Năm và thứ Sáu. Ngoài các dữ liệu quan trọng từ khu vực đồng tiền chung châu Âu, PMI của Vương quốc Anh, báo cáo niềm tin người tiêu dùng của Hoa Kỳ và biên bản FOMC là những vấn đề quan trọng nhất trên lịch kinh tế. Tỷ giá USD/JPY có xu hướng giảm và nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi xuống.

AUD, NZD và CAD sẽ tiếp tục thể hiện vượt trội đặc biệt là sau báo cáo doanh số bán lẻ tại Canada vào thứ Sáu. Chi tiêu tiêu dùng tăng 1.1%, mạnh hơn 5 lần so với dự kiến. Các nhà kinh tế dự đoán sự chậm lại nhưng với doanh số bán buôn tăng và sự gia tăng các ca nhiễm virus xảy ra từ tháng 10, dữ liệu tháng 9 chắc chắn là tốt. Miền Nam nước Úc cũng nới lỏng các hạn chế sau khi các cá nhân làm kích hoạt  việc hạn chế đi lại bị phát hiện là đã nói dối.

Doanh số bán lẻ của Anh đã vượt qua kỳ vọng với chi tiêu tiêu dùng tăng 1.2% trong tháng 10, thay vì trì trệ như các nhà kinh tế dự đoán. Bất ngờ này đã giúp đồng Bảng Anh mở rộng mức tăng so với USD và EUR. Tuy nhiên, quốc gia này sẽ công bố PMI tháng 11 vào tuần tới và chúng sẽ không đẹp đẽ gì, vì vậy hãy cẩn thận với Sterling.

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoJ thận trọng với lộ trình tăng lãi suất, chưa vội can thiệp thị trường trái phiếu

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thấy cần thiết phải điều chỉnh mạnh kế hoạch cắt giảm mua trái phiếu, trừ khi thị trường biến động nghiêm trọng. Thành viên Hội đồng Asahi Noguchi nhấn mạnh BoJ nên tiếp tục tăng lãi suất một cách thận trọng, do lạm phát hiện tại chủ yếu đến từ chi phí nhập khẩu chứ không phải tăng lương bền vững. Lạm phát dịch vụ vẫn chưa vượt 2%, khiến mục tiêu giá ổn định dài hạn vẫn còn xa.
Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Bắc Kinh mở rộng góc nhìn tài khóa giữa áp lực tăng trưởng

Bắc Kinh đang mở rộng cách tiếp cận tài khóa bằng cách tính đến giá trị tài sản nhà nước, không chỉ riêng nợ công. Cách tiếp cận mới này có thể giúp Trung Quốc biện minh cho việc chi tiêu lớn hơn, dù tổng nợ đã cao. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ phụ thuộc vào khả năng quản lý minh bạch và khai thác tài sản công một cách bền vững.
USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD lao dốc giữa lo ngại tài khóa, Bitcoin và vàng tăng mạnh

Đồng USD rơi xuống mức thấp nhất hai tuần do lo ngại về tài chính Mỹ và phiên đấu giá trái phiếu kém sôi động. Trong khi đó, nhà đầu tư tìm đến các tài sản thay thế như vàng và Bitcoin, đẩy giá hai tài sản này lên mức cao mới. Dự luật chi tiêu và thuế của Trump tiếp tục đối mặt với hoài nghi và chia rẽ trong nội bộ Đảng Cộng hòa.
Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Trái phiếu chính phủ Mỹ chịu áp lực trước lo ngại tài khóa và nợ công

Nhu cầu yếu trong phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm phản ánh lo ngại ngày càng tăng về bức tranh tài khóa và nợ công của Mỹ. Lợi suất tăng vọt, đồng USD và chứng khoán đồng loạt giảm khi thị trường phản ứng với rủi ro từ dự luật thuế và chi tiêu mới tại Quốc hội. Các nhà đầu tư ngày càng nghi ngờ khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách, trong khi sức hấp dẫn của trái phiếu Mỹ suy giảm trước cạnh tranh toàn cầu.
2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

2 Lý do đà tăng 40% của Netflix vẫn chưa kết Thúc | Investing.com

Cổ phiếu của Netflix đã tăng trưởng mạnh mẽ trong những tuần gần đây, tăng hơn 40% kể từ tuần đầu tiên của tháng 4, phá vỡ các kỷ lục trước đó và bước vào vùng giá bốn chữ số hiếm hoi. Mặc dù đợt tăng trưởng như vậy có xu hướng dấy lên lo ngại về việc quá nóng, đặc biệt khi chỉ số RSI hiện ở mức 68, vẫn còn hai lý do chính để tin rằng đà tăng sẽ kéo dài đến mùa hè, và tại sao một nhịp điều chỉnh dù nhỏ cũng nên được xem là cơ hội mua.
USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu giữa lo ngại về chính sách thuế và niềm tin vào tài sản Mỹ

Đồng USD tiếp tục giảm khi các bất ổn liên quan đến dự luật thuế của Trump, căng thẳng thương mại và triển vọng tài khóa khiến nhà đầu tư thận trọng hơn với tài sản Mỹ. Trong khi Fed duy trì lập trường thận trọng, thị trường vẫn kỳ vọng các thỏa thuận thương mại sẽ thành hiện thực nhưng thiếu động lực mới để duy trì đà tăng.
Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Tâm lý doanh nghiệp Nhật Bản suy yếu do bất ổn thương mại với Mỹ

Tâm lý kinh doanh của các nhà sản xuất Nhật Bản suy yếu trong tháng 5 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm do bất ổn từ chính sách thuế quan của Mỹ và triển vọng kinh tế toàn cầu mờ nhạt. Dù một số lĩnh vực như vận tải và dịch vụ vẫn giữ được sự ổn định, niềm tin chung đang chịu áp lực bởi chi phí tăng cao và kinh tế Trung Quốc trì trệ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ