Thị trường nghĩ gì trước phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell?

Thị trường nghĩ gì trước phiên điều trần của chủ tịch Fed Powell?

Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

22:21 06/03/2024

Phố Wall đã đẩy lùi kỳ vọng về thời điểm của đợt cắt giảm lãi suất tiếp theo và một biểu đồ dot-plot mới sẽ được công bố sau hai tuần nữa.

“Đây có thể trở thành một chủ đề hấp dẫn và sôi nổi về Powell và ADP,” Tom Porcelli tới từ bộ phận trái phiếu PGIM cho biết ngay sau những bình luận của Powell khi bảng lương phi nông nghiệp tháng 2 của ADP được công bố.

Kate Moore của BlackRock thừa nhận: “Chúng tôi cần thật cẩn thận khi phân tích những dữ liệu về lạm phát và chính sách của Fed, cũng như tất cả những lời phát biểu. Chúng tôi cũng cần phải tìm ra những công ty có thể vận hành tốt trong bối cảnh kinh tế hiện tại.”

Jim Caron của Morgan Stanley đã viết trong một ghi chú ngày hôm qua, “Chính sách tài khóa có thể quan trọng hơn chính sách tiền tệ”. Nói cách khác, thị trường có thể theo dõi chi tiêu chính phủ và thâm hụt của Mỹ hơn là hành động của Fed trong thời gian tới.

Caron chủ yếu nói về ''luồng gió tài chính'' thúc đẩy tăng trưởng và chứng khoán, vì Mỹ vẫn đang triển khai nguồn vốn được phê duyệt trong các dự luật được thông qua trong vài năm qua. Hơn nữa, thị trường hầu hết vẫn lạc quan về tình hình chứng khoán của Mỹ.

Eric Freedman của US Bank Asset Management nói một cách đơn giản: “Chúng tôi đã tiếp tục ưu tiên các công ty hoạt động tốt”. Ông gộp Big Tech vào nhóm đó và thậm chí còn tìm thấy điểm sáng trong sự bất cân đối của nhóm Magnificent Seven, bởi vì điều đó có nghĩa là các nhà đầu tư đang quan tâm đến những dữ liệu cụ thể của công ty chứ không chỉ chạy theo xu hướng.

Tuy nhiên, nếu chính sách tài khóa tiếp tục lấn át chính sách tiền tệ, Mỹ sẽ phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngày càng lớn hơn nếu lãi suất vẫn giữ nguyên.

Steve Ricchiuto của Mizuho Securities USA cảnh báo rằng tại một thời điểm nào đó, thị trường sẽ phải đối mặt với ''gánh nặng tài khóa'', với lãi suất được điều chỉnh theo lạm phát có thể tăng khoảng 100 bps so với hiện tại.

“Đường cong lợi suất thực tế có thể đảo ngược bất ngờ” Ricchiuto nói.


Những tác động của chính sách

Cuộc bầu cử năm 2024 xoay quanh Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump. Nhưng chiến thắng của Biden hay Trump sẽ có ý nghĩa gì đối với các nhà đầu tư?

Freedman tại US Bank Asset Management cho biết: “Chính sách thương mại và quy định là hai yếu tố quan trọng mà các nhà đầu tư đang quan tâm đến”.

Biden có cơ hội thể hiện quan điểm của mình trong bài phát biểu Thông điệp Liên bang vào tối mai. Ông Freedman cho hay: “Joe Biden thực sự cần phải thận trọng khi phát biểu. Nếu ông ấy mắc sai lầm thì đó sẽ là một thảm họa. Đây là cơ hội lớn để ông chứng minh mình vẫn xứng đáng được bầu”.

Tai ương của Tesla tiếp tục ập đến

Nhà máy Gigafactory gần Berlin (Đức) của hãng sản xuất ô tô Tesla buộc phải ngừng sản xuất do nghi ngờ xảy ra vụ hỏa hoạn tại một trạm biến áp điện gần đó. Cổ phiếu Tesla tính đến thời điểm hiện tại đã đi ngang ở mức 27% cho đến ngày hôm qua.

Nhóm cực đoan Vulkangruppe (hay Volcano Group) đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công trong một bức thư đăng lên trang tin Kontrapolis: "Hôm nay chúng tôi đã phá hoại Tesla"

"Đây hoặc là những kẻ khủng bố sinh thái ngu ngốc nhất trên Trái đất hoặc họ là con rối của những kẻ phá hoại môi trường", Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk - nói trên X.

Không chỉ nghe những phát biểu, chúng ta cần trực tiếp quan sát những động thái của Trung Quốc.

Phố Wall sôi động trước tin tức rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang cố gắng thực hiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế 5% trong năm nay.

Theo CEO và đồng sáng lập của China Beige Book, mục tiêu GDP vốn rất ''thiêng liêng'' giờ đã không còn được coi trọng như trước, bất kể nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhìn từ bên ngoài có ảm đạm đến thế nào. Miller nói: “Các ưu tiên kinh tế của giới lãnh đạo là hoàn toàn khác và họ không quá thất vọng với mức độ tăng trưởng hiện nay”.

Hãy xem hành động của Trung Quốc, ông nói. Tập Cận Bình tập trung vào an ninh quốc gia, tăng cường sản xuất chip trong nước, thiết lập lại chuỗi cung ứng và chính sách đang hướng tới những mục tiêu đó. Miller cho biết, những tuyên bố của ông Tập về đầu tư nước ngoài chỉ là sự thiếu mạch lạc về chính sách, vì ông cũng đang gây áp lực cho chính những nhà đầu tư đó.

“Họ chỉ muốn làm vừa đủ để mọi thứ tiếp tục diễn ra. Họ không cố gắng ép mọi thứ, cũng không quan tâm đến lợi nhuận của nhà đầu tư”, Miller nói.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Dầu tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi căng thẳng thương mại trở thành tâm điểm

Dầu thô bật tăng nhẹ sau ba phiên lao dốc khi thị trường dần ổn định, nhưng rủi ro từ cuộc đối đầu Mỹ - Trung và lo ngại suy thoái tiếp tục phủ bóng lên triển vọng giá dầu. Khối lượng giao dịch Brent vọt lên mức kỷ lục, trong khi loạt tổ chức tài chính lớn đồng loạt hạ dự báo.
'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

'Cơn địa chấn' từ chính sách thuế quan của Trump

Thị trường toàn cầu rung chuyển khi Trump công bố gói thuế quan mới, đẩy kinh tế Mỹ và thế giới đến bờ vực suy thoái. Nếu không đảo ngược chính sách, hậu quả có thể vượt khỏi tầm kiểm soát với thiệt hại lan rộng từ Phố Wall đến người lao động toàn cầu.
Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thuế quan của Trump: Đòn giáng nặng nề vào Việt Nam

Mức thuế lên tới 46% từ chính quyền Trump đe dọa nghiêm trọng mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với thị trường Mỹ – nơi chiếm gần một phần ba tổng kim ngạch xuất khẩu. Nỗ lực đàm phán nhằm trì hoãn hoặc giảm thuế đang diễn ra khẩn trương, nhưng khả năng thành công còn bỏ ngỏ. Nếu không đạt thỏa thuận, Việt Nam có nguy cơ mất đà tăng trưởng và buộc phải điều chỉnh chiến lược đối ngoại.
Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chủ tịch Fed Jay Powel đứng trước bài toán khó: Cắt giảm lãi suất để cứu tăng trưởng hay giữ nguyên để kìm lạm phát?

Các đòn thuế quan bất ngờ mà cựu Tổng thống Donald Trump tung ra gần đây đã làm chao đảo thị trường tài chính toàn cầu, đồng thời đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vào tình thế tiến thoái lưỡng nan: nên giảm lãi suất để ngăn chặn nguy cơ suy thoái hay giữ mặt bằng lãi suất cao nhằm kiềm chế một làn sóng lạm phát mới đang manh nha?
Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Nếu Fed ngưng cứu trợ toàn cầu, hệ thống tài chính sẽ ra sao?

Trong suốt các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Fed từng đóng vai trò “người cứu trợ”, bơm thanh khoản USD thông qua swap lines để giữ hệ thống tài chính quốc tế không sụp đổ. Thế nhưng, khi niềm tin vào vai trò dẫn dắt của Mỹ đang bị xói mòn, và chính quyền Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng với lập trường "nước Mỹ trên hết", câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu Fed có còn giữ cam kết với phần còn lại của thế giới?