Thị trường trái phiếu đau đầu trước những sai lầm trong thông điệp của ngân hàng trung ương

Thị trường trái phiếu đau đầu trước những sai lầm trong thông điệp của ngân hàng trung ương

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

12:08 10/11/2021

Giao dịch lợi suất và lãi suất đang lắng xuống sau hai tuần hỗn loạn, nhưng triển vọng lợi suất của trái phiếu đang đưa giới đầu tư vào cạm bẫy.

Ảnh hưởng của đại dịch Covid lên thị trường đang suy yếu dần, khi phong tỏa đã trở thành câu chuyện của quá khứ, nhờ vắc xin và sự phản đối của cộng đồng trước khả năng đóng cửa kinh tế/xã hội một lần nữa.

Giới đầu tư và các ngân hàng trung ương đang tập trung vào việc chuyển giao từ hỗ trợ kinh tế thời đại dịch sang bình thường hóa. Các ngân hàng trung ương đang rất sốt sắng trong việc kết thúc chính sách tiền tệ phi truyền thống áp dụng từ tháng 3/2020 (ngoại trừ Ngân hàng Nhật Bản).

Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách lại né tránh sử dụng các công cụ chính sách truyền thống, như lãi suất, đến khi đã chấm dứt hoàn toàn các công cụ phi truyền thống. Các trader lãi suất đã phán đoán quá sớm các đợt tăng lãi suất sẽ đến lúc nào.

Sự kết thúc của nới lỏng định lượng (QE) sẽ cho thị trường một cái nhìn rộng hơn về kết quả, như khi nào Fed sẽ nâng lãi suất, thay vì những vấn đề nằm trong quá trình, như điều gì sẽ buộc FOMC thắt chặt 20 tỷ hay 30 tỷ USD thay vì chỉ 15 tỷ.

Nhưng các ngân hàng trung ương lại đang làm khó cho thị trường. RBA đã bỏ mục tiêu lợi suất trước khi công bố nâng lãi suất, và gây ra đợt bán tháo trái phiếu ngắn hạn lớn nhất kể từ những năm 1990. BoE cũng theo bước RBA khi giữ nguyên lãi suất, dù ngay cả thống đốc Andrew Bailey cũng nói rằng lạm phát đang buộc họ phải hành động.

Cả thống đốc Lowe và Bailey đều không quan tâm đến sự hỗn loạn sau quyết định của họ, một quyết định khiến thị trường cảm thấy như đã bị lừa bởi chính những người cưu mang mình.

Việc các ngân hàng trung ương mua trái phiếu để đối phó với đại dịch đang có nguy cơ khiến thị trường trái phiếu không thể giao dịch được nữa. Hậu quả là, tới giờ họ đang sở hữu 1/3 trái phiếu tại các thị trường lớn. Và mọi động thái, mọi lời nói của họ có ảnh hưởng lớn hơn những gì họ nghĩ rất nhiều.

Trong khi đó, trước nỗi sợ lạm phát và hàng núi tiền được bơm vào nền kinh tế, giới đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho một chu kỳ thắt chặt chưa từng thấy kể từ trước cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Các ngân hàng trung ương thì đang cố không lặp lại hậu quả của đợt thắt chặt trước đây. Fed đã buộc phải tăng tốc thắt chặt trong giai đoạn 2017-2018, còn RBA cũng đã phải đẩy mạnh quy trình vào năm 2009-2010.

Sự hỗn loạn trên thị trường trái phiếu đã lắng xuống, nhưng đây chưa phải là lần cuối, khi thị trường và ngân hàng trung ương vẫn không tìm được tiếng nói chung.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Pháp sẵn sàng nới lỏng mục tiêu thâm hụt nếu chiến tranh thương mại gây tổn thất kinh tế

Chính phủ Pháp khẳng định sẽ không tiến hành thêm các biện pháp cắt giảm chi tiêu để đạt mục tiêu giảm thâm hụt ngân sách nếu một cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ, tác động tiêu cực đến nền kinh tế. Động thái này đặt ra dấu hỏi về tính khả thi trong nỗ lực củng cố tài chính công của nước này trong bối cảnh áp lực từ thị trường và đối tác quốc tế ngày càng gia tăng.
Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhà giao dịch gia tăng kỳ vọng Fed cắt giảm lãi suất khi dữ liệu việc làm làm dấy lên lo ngại thị trường

Các nhà giao dịch gia tăng cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu việc làm kém khả quan khiến thị trường thêm bất ổn. Lợi suất trái phiếu giảm mạnh, trong khi các nhà đầu tư chú ý đến bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell và ảnh hưởng của các mức thuế đối với nền kinh tế. Kỳ vọng hiện nay cho thấy Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản trong tháng Sáu tới.
Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế tăng, các doanh nghiệp Anh chuẩn bị tăng giá

Tăng thuế và lương tối thiểu tại Anh gây sức ép lên các doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tăng giá hoặc giảm lợi nhuận. Ngành khách sạn, đặc biệt là các quán rượu, dự báo giá đồ uống sẽ tăng, trong khi Ngân hàng Anh lo ngại lạm phát có thể vượt mục tiêu 4% vào cuối năm nay.
Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Thuế quan Trump và làn sóng hàng giá rẻ Trung Quốc: Cơn đau đầu mới của châu Âu

Việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa châu Âu đã khiến giới chức Brussels lo ngại về viễn cảnh u ám cho ngành sản xuất của khối, vốn đã chật vật vì các biện pháp thuế quan của Washington đối với ô tô và thép. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn hơn lại đến từ một hướng khác: làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc và các nước châu Á có thể tràn vào châu Âu, làm trầm trọng thêm áp lực lên nền kinh tế khu vực.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ