Tín hiệu tích cực từ dữ liệu xuất nhập khẩu của Hàn Quốc

Tín hiệu tích cực từ dữ liệu xuất nhập khẩu của Hàn Quốc

16:10 21/06/2023

Xuất khẩu của Hàn Quốc cho thấy dấu hiệu về sự cải thiện trong thương mại toàn cầu, nhờ số liệu thương mại hàng năm tăng lần đầu tiên kể từ mùa hè năm ngoái.

Xuất khẩu trong 20 ngày đầu tháng 6 đã tăng 5.3% so với một năm trước, đây là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 8, một dấu hiệu khả quan cho thấy nhu cầu thế giới đang bắt đầu có tiến triển. Sự gia tăng chủ yếu là do sản lượng ô tô xuất khẩu và vận chuyển, trong khi xuất khẩu chất bán dẫn tiếp tục giảm.

Là nhà cung cấp chip và điện thoại thông minh chính cho nền kinh tế toàn cầu, dữ liệu xuất khẩu của Hàn Quốc cung cấp một trong những dữ liệu sớm nhất về sức mạnh của thương mại quốc tế và nhu cầu của lĩnh vực công nghệ.

Theo Krystal Tan, chuyên gia kinh tế tại Australia and New Zealand Banking Group, mặc dù các số liệu rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn quá sớm để đánh giá mức độ phục hồi có thể diễn ra nhanh như thế nào.

Sự cải thiện trong các lô hàng của quốc gia có thể là một chỉ báo hàng đầu cho xu hướng bao quát hơn, mặc dù các nhà kinh tế cảnh báo không nên đưa ra kết luận cụ thể từ một bộ số liệu hàng tháng không đầy đủ.

A Positive Sign | South Korea's early exports rise for the first time in 10 months

Theo Moon Junghiu, nhà kinh tế tại Ngân hàng KB Kookmin ở Seoul: “Dữ liệu cho thấy thương mại toàn cầu có thể đã chạm đáy, nhưng liệu có được thiết lập để phục hồi hoàn toàn hay không sẽ là điều cần theo dõi”.

Lợi nhuận chủ yếu đến từ các chuyến hàng đến Mỹ, nhu cầu ổn định đối với ô tô và vận chuyển tăng vọt. Xuất khẩu sang EU và Hồng Kông cũng tăng so với cùng kỳ năm ngoái, mặc dù xuất khẩu sang Trung Quốc lại giảm.

Số liệu phù hợp với bức tranh về một nền kinh tế Hoa Kỳ cho thấy khả năng tăng trưởng bất chấp một loạt các đợt tăng lãi suất trong khi sự phục hồi của Trung Quốc tiếp tục gây thất vọng ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách tăng cường kích thích kinh tế. Sự phục hồi hoàn toàn trong thương mại toàn cầu phụ thuộc phần lớn vào Trung Quốc - động cơ chính của nền kinh tế thế giới - và sự vực dậy của nhu cầu chip - phụ kiện được dùng trong mọi thứ, từ ô tô đến thiết bị điện tử.

Ông Tan cho biết các số liệu này có thể được coi là xuất khẩu của Hoa Kỳ đang ổn định chứ không phải là một sự đột biến.

Ngay cả khi tăng, sản lượng xuất khẩu tổng thể vẫn thấp hơn khoảng 18% so với mức đỉnh trong 20 ngày vào tháng 3/2022. Một thước đo về xuất khẩu trung bình hàng ngày, loại bỏ biến động số ngày làm việc, cũng cho thấy rằng các lô hàng không tăng mạnh mẽ như con số tổng thể chỉ ra. Mức trung bình giảm nhẹ 2%, mặc dù đó là mức giảm nhỏ nhất kể từ khi xuất khẩu bắt đầu trượt dốc vào năm ngoái.

Dữ liệu trong 20 ngày cho thấy xuất khẩu ô tô đã tăng hơn gấp đôi. Nhu cầu liên quan đến vận chuyển tăng hơn 100%.

Trong khi xuất khẩu chất bán dẫn giảm 23.5%. Nhập khẩu tổng thể giảm 11.2%, dẫn đến thâm hụt thương mại là 1.61 tỷ USD.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã ủng hộ các sáng kiến từ chính quyền Biden nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu đối với các vật liệu quan trọng như chất bán dẫn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lagarde: Đồng Euro cần sức mạnh tài chính và an ninh để cạnh tranh với USD

Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhận định đồng Euro có thể trở thành đối trọng của USD nếu EU tăng cường thị trường vốn, cải cách nội khối và củng cố vai trò an ninh. Tuy nhiên, các trở ngại như thiếu tài sản an toàn và chia rẽ về tài khóa vẫn cản trở tiến trình hội nhập tài chính sâu rộng. Nếu vượt qua, khu vực Eurozone sẽ hưởng lợi từ chi phí vay thấp hơn và khả năng tự chủ tài chính lớn hơn.
USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

USD suy yếu do lo ngại về dự luật thuế và nợ công Mỹ

Đồng USD giảm khi nhà đầu tư thận trọng trước dự luật thuế mới có thể làm tăng nợ liên bang Mỹ, trong khi thị trường chuyển hướng sang tài sản khác như euro và cổ phiếu. Việc Trump tạm hoãn áp thuế lên châu Âu cũng hỗ trợ tâm lý thị trường. Chỉ số USD ghi nhận phiên giảm thứ ba liên tiếp, phản ánh sự dè dặt của nhà đầu tư trước các chính sách tài khóa sắp tới.
Thống đốc BoJ Ueda kêu gọi cảnh giác về rủi ro lạm phát giá thực phẩm
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Thống đốc BoJ Ueda kêu gọi cảnh giác về rủi ro lạm phát giá thực phẩm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cảnh báo giá thực phẩm tăng có thể làm gia tăng áp lực lạm phát, trong bối cảnh lạm phát lõi đã tiến gần mục tiêu 2%. BoJ cho biết sẽ điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu dữ liệu sắp tới củng cố triển vọng phục hồi ổn định. Tuy nhiên, các yếu tố như chi phí nhập khẩu và bất ổn thương mại tiếp tục làm phức tạp quyết định về lãi suất.
Giải mã những thông điệp từ Phố Wall: Bài học cho các doanh nghiệp Anh
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Giải mã những thông điệp từ Phố Wall: Bài học cho các doanh nghiệp Anh

Trong cuộc đua thu hút dòng vốn toàn cầu, các công ty Anh đang nhận ra một sự thật đơn giản: nói cùng “ngôn ngữ” với nhà đầu tư Mỹ có thể mang lại lợi thế lớn hơn nhiều so với chỉ cải thiện lợi nhuận. Khi London muốn trở nên hấp dẫn như New York, việc điều chỉnh cách truyền đạt thông tin tài chính – từ báo cáo doanh thu cho đến cách cập nhật kết quả kinh doanh – không chỉ là kỹ thuật, mà là chiến lược.
Đã đến lúc giải phóng tài sản của Nga để giúp Ukraine
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đã đến lúc giải phóng tài sản của Nga để giúp Ukraine

Trước nguy cơ Mỹ đảo ngược cam kết với Ukraine, châu Âu cần chủ động giải phóng 300 tỷ USD tài sản Nga bị phong tỏa để hỗ trợ Kyiv. Sáng kiến “vay bồi thường” giúp cung cấp tài chính ngay lập tức mà vẫn tuân thủ luật pháp quốc tế, tạo đòn bẩy buộc Moscow đàm phán. Đây là lúc châu Âu thể hiện vai trò lãnh đạo thay vì trông đợi Washington.
Người tiêu dùng Trung Quốc đang bị đánh giá quá thấp?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Người tiêu dùng Trung Quốc đang bị đánh giá quá thấp?

Quan điểm rằng Trung Quốc cần tái cân bằng nền kinh tế hướng tới chi tiêu tiêu dùng lớn hơn giờ đã được khẳng định rõ ràng. Hơn một thập kỷ qua, các nhà kinh tế đã cảnh báo rằng mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu của Bắc Kinh có những giới hạn trong việc mang lại tăng trưởng cao và bền vững.
Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lưới an toàn yếu dần: Căng thẳng tín dụng âm ỉ trong hệ thống ngân hàng Mỹ

Giá trị các khoản vay được điều chỉnh tại các ngân hàng Mỹ đã tăng gấp bốn lần trong hai năm, cho thấy áp lực tài chính đang tích tụ bên dưới bề mặt. Dù tỷ lệ nợ quá hạn mới có dấu hiệu chậm lại, phần lớn cải thiện này chỉ đến từ việc điều chỉnh lại điều khoản cho vay. Trong khi đó, quỹ dự phòng của nhiều tổ chức đang mỏng đi đáng kể, làm dấy lên lo ngại về khả năng chống chịu trước những cú sốc kinh tế sắp tới.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ