Toàn bộ sự chú ý đổ dồn vào thị trường lao động Mỹ trước báo cáo Non-Farm tuần này

Toàn bộ sự chú ý đổ dồn vào thị trường lao động Mỹ trước báo cáo Non-Farm tuần này

Đạt Nguyễn

Đạt Nguyễn

Currency Analyst

19:21 04/05/2020

Tuần này sẽ là một tuần “bận rộn” với các trader khi có rất nhiều chỉ số kinh tế quan trọng được công bố. Trong đó, hãy dành sự chú ý đặc biệt đến những thông tin về thị trường lao động của Mỹ. Chúng có thể tạo ra biến động lớn cho đồng USD vì số liệu thực tế sắp được công bố có thể sẽ xấu hơn con số thị trường đang kỳ vọng.

1. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần

Initial Jobless Claims phản ánh số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu. Số liệu này được công bố bởi Cục Thống kê Lao Động (Mỹ) vào thứ Năm hàng tuần để báo cáo cho số lượng đơn nộp trong tuần trước đó (tính đến hết thứ Bảy tuần trước).

Continuing Jobless claims phản ánh số lượng người nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp sau khi đã được xác nhận đủ điều kiện. Những người này đã nộp Initial Jobless Claims và đã thất nghiệp trong một tuần. Số liệu này cũng được công bố vào thứ Năm hàng tuần, nhưng có độ trễ thêm 1 tuần so với Initial Claims, tức là phản ánh lượng đơn nộp trong một tuần kết thúc vào thứ Bảy của 2 tuần trước đó.

Trong bối cảnh chính phủ Mỹ đóng cửa nền kinh tế để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid 19, số lượng người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu đã có sự gia tăng đột biến kể từ giữa tháng 3/2020. Trong 11 tuần đầu tiên của năm, tổng số đơn là 2.4 triệu. Chỉ trong 6 tuần tiếp theo, đã có thêm 30.3 triệu người nộp đơn. Trong khi đó, số lượng đơn tiếp tục xin nhận trợ cấp tăng từ 1.8 triệu đơn trong tuần kết thúc vào 14/3 lên 18 triệu đơn trong tuần kết thúc vào 18/4 (dữ liệu được công bố gần nhất).

Hình 1: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần. Đơn vị: triệu - Nguồn: Cục Thống kê Lao động Mỹ, J.P. Morgan

Khi số lượng đơn lần đầu dần ổn định trở lại, chúng ta nên dành sự chú ý tới continuing claims vì nó phản ánh rõ hơn về số lượng người thực tế đang nhận trợ cấp thất nghiệp mỗi tuần, từ đó, cho thấy mức độ ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đến thị trường lao động.

2. Số lượng việc làm tăng thêm/ mất đi hàng tháng

Non-Farm Payrolls (Non-Farm Employment Change) phản ánh số lượng việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp được tạo mới/ mất đi trong tháng trước đó. Số liệu này được công bố bởi Cục Thống kê Lao động vào thứ 6 đầu tiên của mỗi tháng.

Do ảnh hưởng của đại dịch toàn cầu, tháng 3/2020, nền kinh tế Mỹ đã chính thức chấm dứt chuỗi tăng trưởng việc làm ấn tượng trong 113 tháng liên tục (kể từ tháng 10/2010) với 701 nghìn việc làm phi nông nghiệp mất đi. Số liệu NF tháng 4 sẽ được công bố vào ngày 8/5 sắp tới. Với trên 22 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong 4 tuần vừa qua, mức độ sụt giảm việc làm lần này được dự báo sẽ cao hơn rất nhiều so với số tháng 3 và có thể còn cao hơn con số kỳ vọng của thị trường (vào khoảng - 2.1 triệu việc làm – theo investing.com)

3. Tỷ lệ thất nghiệp

Unemployment RateTỷ lệ thất nghiệp là tỷ lệ phầm trăm lực lượng lao động không có việc làm.

Theo Bộ Lao động (Mỹ), tỷ lệ thất nghiệp được chia thành 6 loại (từ U1 đến U6). Trong đó, U-3tỷ lệ thất nghiệp chính thức thường thấy trong các báo cáo; cho thấy tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động không có việc làm và đã tích cực tìm việc trong bốn tuần qua.

Bên cạnh U-3, các nhà phân tích thường chú ý đến U-6 để có cái nhìn bao quát hơn về toàn bộ người thất nghiệp trong nền kinh tế. U6 = U3 + Phần trăm “người lao động chán nản” (discouraged – những người muốn làm việc nhưng đã ngừng tìm kiếm vì họ tin rằng họ không thể tìm được việc làm) + những người “tình nguyện thất nghiệp” (voluntarily unemployed – những người lý thuyết thích làm việc nhưng không tìm việc trong bốn tuần qua) + những người “thiếu việc làm” (underemployed – những người lao động tay nghề cao nhưng đang phải làm công việc trả lương thấp hoặc muốn làm việc toàn thời gian nhưng phải làm việc bán thời gian)

Hình 2: Xu hướng tỷ lệ thất nghiệp. Nguồn: Macrotrends

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức U-3 của tháng 4 theo Chủ tịch FED - Powell trong bài phát biểu tuần qua, có thể tăng thêm khoảng 10% so với tháng 3 và đang được thị trường kỳ vọng khoảng 16% (theo investing.com).

4. Tiền lương trung bình theo giờ

Average Hourly Earnings - Thu nhập bình quân theo giờ được tính bằng tổng số tiền lương được trả chia cho tổng số giờ lao động. Average Hourly Earnings m/m cho biết mức độ thay đổi của tỷ lệ này trong tháng báo cáo so với tháng trước

Có những thời điểm, bạn sẽ thấy mặc dù Non-Farm Payrolls rất tốt nhưng đồng USD lại giảm. Nguyên nhân có thể đến từ chính số liệu thu nhập này. Tháng 3 vừa qua là một tình huống ngược lại. Trong khi số lượng việc làm sụt giảm nghiêm trọng thì thu nhập bình quân theo giờ lại tăng 0.3% so với tháng trước đó. Tuy vậy, đây không phải là một tín hiệu tích cực. Nguyên nhân chủ yếu do một lượng rất lớn những lao động thu nhập thấp trong các ngành giải trí, du lịch khách sạn, bán lẻ… đã bị mất việc trong tháng 3, đẩy tỷ lệ thu nhập bình quân tăng lên. Tuy nhiên, sự gia tăng “ngang trái” này sẽ không kéo dài do những người lao động thu nhập cao có thể bị mất việc hoặc giảm lương trong những tháng tiếp theo khi tình hình kinh tế chưa có tín hiệu cải thiện.

Tình hình thị trường lao động là chỉ báo quan trọng cho thấy “sức khỏe” và sự thành công về kinh tế của một quốc gia. Đối với thị trường ngoại hối, các thông tin việc làm “bất ngờ”, khác xa so với dự đoán của thị trường có thể dẫn đến những biến động mạnh về tỷ giá. Hãy cùng chờ đón những số liệu việc làm quan trọng vào tối thứ 6 tuần này.

Hình 3: Lịch các sự kiện kinh tế của Mỹ trong tuần này. 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Chính sách thuế của Donald Trump: Châu Á trong cơn bão thuế quan

Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump đã làm gia tăng căng thẳng ở châu Á, khi các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam phải đối mặt với các mức thuế cao. Chính sách này mở ra cơ hội cho Ấn Độ nhưng cũng tạo ra thách thức lớn cho các nền kinh tế trong khu vực.
Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Donald Trump xây dựng "bức tường" bảo vệ nền kinh tế Mỹ

Donald Trump công bố thuế quan cao đối với tất cả các mặt hàng nhập khẩu, đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế của Mỹ. Mặc dù đối mặt với sự phản đối từ các đối tác thương mại, chiến lược này có thể gây ra tác động lâu dài đến nền kinh tế và các quan hệ quốc tế. Những thách thức pháp lý và chính trị có thể khiến chính sách này phải thay đổi trong tương lai.
Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Trump gây sốc thương mại toàn cầu với chính sách thuế quan mới

Có lẽ trong tương lai, các nhà sử học sẽ cố gắng tái dựng cách chính quyền Trump đưa ra quyết định về biểu thuế quan mới được công bố ngày hôm qua. Nhưng đến lúc đó, mọi chuyện chỉ còn là vấn đề học thuật. Điều đáng quan tâm ngay lúc này không phải là quy trình, mà là thực tế: Hoa Kỳ vừa có một bước đi thương mại đầy hiếu chiến, đẩy các đối tác và giới đầu tư vào thế phải phán đoán xem nước này có thể duy trì lập trường cứng rắn này trong bao lâu.
Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Anh tránh được mức thuế quan nặng nhất của Trump, nhưng Starmer vẫn đối mặt với nhiều thách thức

Thủ tướng Starmer đối mặt với sức ép chính trị khi chọn không trả đũa thuế quan của Trump, dù Anh may mắn tránh được mức thuế cao nhất. Mặc dù có cơ hội đàm phán, nhưng chiến lược kiên nhẫn của ông có thể khiến Anh rơi vào tình thế khó xử với Mỹ và EU.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ