Trung Quốc điều tra chống độc quyền đối với Nvidia, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng

Trung Quốc điều tra chống độc quyền đối với Nvidia, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung gia tăng

Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

07:00 10/12/2024

Theo Reuters, vào thứ Hai cơ quan quản lý thị trường Trung Quốc với thẩm quyền xử lý vấn đề chống độc quyền đã mở cuộc điều tra đối với Tập đoàn Nvidia trong quá trình hoạt động ở quốc gia Đông Á.

Hôm thứ Hai, Trung Quốc thông báo đã mở cuộc điều tra đối với Nvidia, nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ, với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền. Động thái này được nhiều chuyên gia nhận định là đòn đáp trả các biện pháp hạn chế mới nhất của Washington đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc.

Chi tiết vụ điều tra

Tuyên bố từ Cục Quản lý Giám sát Thị trường Quốc gia Trung Quốc (SAMR) không nêu cụ thể Nvidia đã vi phạm luật chống độc quyền như thế nào. Tuy nhiên, SAMR cho biết công ty này bị nghi ngờ không thực hiện đầy đủ các cam kết trong thương vụ mua lại Mellanox Technologies – một công ty thiết kế chip của Israel – theo các điều kiện phê duyệt có điều kiện mà Trung Quốc đưa ra vào năm 2020.

Cổ phiếu của Nvidia giảm 2.5% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai. Đại diện của công ty cho biết: "Chúng tôi luôn nỗ lực cung cấp những sản phẩm tốt nhất tại mọi khu vực và tuân thủ các cam kết ở bất kỳ nơi nào mà chúng tôi hoạt động. Chúng tôi sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi từ cơ quan quản lý về hoạt động kinh doanh của mình."

Căng thẳng Mỹ - Trung leo thang

Cuộc điều tra diễn ra ngay sau khi Mỹ triển khai vòng hạn chế thứ ba trong vòng ba năm qua đối với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ đã hạn chế xuất khẩu đối với 140 công ty, bao gồm cả các nhà sản xuất thiết bị chip.

Ngay sau tuyên bố của Washington, Trung Quốc đã ra lệnh cấm xuất khẩu các khoáng sản quan trọng như gallium, germanium và antimony sang Mỹ. Đây là các kim loại sử dụng phổ biến trong sản xuất chip. "Động thái này là sự leo thang đáng kể của căng thẳng trong chuỗi cung ứng, nơi khả năng tiếp cận nguyên liệu thô vốn đã eo hẹp ở phương Tây", Jack Bedder - đồng sáng lập công ty tư vấn Project Blue cho biết.

Bên cạnh đó đó, bốn hiệp hội ngành công nghiệp hàng đầu của Trung Quốc đã đưa ra một phản ứng hiếm hoi, với khuyến cáo các công ty Trung Quốc nên thận trọng khi mua chip của Mỹ và thay vào đó nên mua chip sản xuất trong nước.

Nvidia và thị trường Trung Quốc

Trước đây, Nvidia chiếm hơn 90% thị phần chip AI tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các lệnh hạn chế của Mỹ đã buộc công ty phải phát triển các phiên bản chip riêng cho thị trường Trung Quốc nhằm tuân thủ quy định xuất khẩu. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 17% doanh thu của Nvidia trong năm tài chính kết thúc vào tháng 1 năm nay, giảm từ 26% hai năm trước.

Năm 2020, Nvidia đã nhận được sự chấp thuận quan trọng từ Trung Quốc để mua lại Mellanox Technologies, mặc dù có lo ngại rằng Bắc Kinh có thể ngăn cản thương vụ này do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, Trung Quốc đã đưa ra nhiều điều kiện phê duyệt nghiêm ngặt, bao gồm cấm gộp sản phẩm một cách bắt buộc, không áp đặt các điều kiện giao dịch không hợp lý và không phân biệt đối xử với khách hàng mua sản phẩm riêng lẻ.

Lần gần nhất Trung Quốc tiến hành điều tra chống độc quyền đối với một công ty công nghệ nước ngoài nổi tiếng là vào năm 2013, khi nước này điều tra chi nhánh của Qualcomm vì hành vi tính phí quá cao và lạm dụng vị thế trên thị trường.

Sau đó, Qualcomm đã đồng ý nộp khoản tiền phạt 975 triệu USD. Đây là khoản phạt lớn nhất mà Trung Quốc từng áp dụng đối với một công ty vào thời điểm đó.

Theo Bob O'Donnell, nhà phân tích chính tại TECHnalysis Research: "Cuộc điều tra này khó có khả năng tác động lớn đến Nvidia, đặc biệt là trong ngắn hạn, bởi hầu hết các dòng chip tiên tiến nhất của công ty đã bị hạn chế bán vào Trung Quốc." Ông cũng nhận định rằng năng lực của Trung Quốc trong việc gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn Mỹ đang giảm dần theo thời gian.

Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, vụ việc này không chỉ phản ánh sự cạnh tranh công nghệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn cho thấy các biện pháp pháp lý đang trở thành một công cụ quan trọng trong cuộc đua giành lợi thế.

Reuters

Broker listing

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Việt Nam và Đông Nam Á bị “vạ lây” từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Sau nhiều năm hưởng lợi với vai trò là các trung tâm sản xuất chi phí thấp phục vụ xuất khẩu sang Mỹ, các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á hiện đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng áp thuế của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và các biện pháp trả đũa từ Trung Quốc.
Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Cuộc chia tay nghìn tỷ: Thương chiến Mỹ - Trung bước vào giai đoạn không khoan nhượng

Mỹ giữ mức thuế hơn 100% với hàng hóa Trung Quốc, khiến doanh nghiệp xuất khẩu Trung buộc phải tăng giá, rút khỏi thị trường Mỹ hoặc tìm cách lách luật. Bắc Kinh đáp trả bằng đòn thuế nặng, để đồng nhân dân tệ giảm giá và tăng cường ngoại giao với châu Á - châu Âu. Căng thẳng leo thang khiến thị trường toàn cầu chao đảo, đánh dấu bước ngoặt trong quá trình tách rời kinh tế giữa hai siêu cường.
Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Khi Trung Quốc bị cô lập trong vòng vây thuế quan

Chính sách tăng thuế quan đối với Trung Quốc của Tổng thống Trump đã tạo ra hiệu ứng tích cực đến mức Goldman Sachs buộc phải rút lại các dự báo về suy thoái kinh tế trước đó. Tuyên bố này đã kích hoạt làn sóng mua vào mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán và gây áp lực đáng kể cho các nhà đầu tư đang nắm giữ vị thế bán khống.
Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Thương chiến toàn cầu: Tác động nặng nề, nhưng vẫn chưa đủ để gây nên thảm họa?

Giữa lúc thị trường tài chính đang chao đảo, các biện pháp tăng thuế mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố đã khiến ngay cả những chuyên gia bi quan nhất cũng phải bất ngờ. Nếu tính cả chính sách gia hạn 90 ngày (áp dụng cho tất cả các nước, trừ Trung Quốc) và mức thuế mới với hàng hóa Trung Quốc tăng vọt lên 125%, thì tổng thể các chính sách này tương đương với việc tăng thêm 23 điểm phần trăm vào mức thuế suất trung bình thực tế của Mỹ — đẩy con số này lên 25%. Đây là mức thuế cao nhất trong hơn một thế kỷ, kể từ năm 1909.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ