Trung Quốc sẽ không khuất phục trước sức ép thuế quan của Mỹ

Trung Quốc sẽ không khuất phục trước sức ép thuế quan của Mỹ

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

07:48 14/04/2025

Một tuần đầy biến động vì thuế quan đã trôi qua, nhưng kinh tế thế giới không xấu đi nhiều so với ngày Tổng thống Donald Trump gọi là “ngày giải phóng”. Dù ông Trump đã giảm bớt các lời đe dọa nặng nề nhất, nhưng vẫn còn thuế tối thiểu 10% cho hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ, thuế 25% cho thép, nhôm và ô tô, và đặc biệt là mức thuế cao tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.

Chính quyền của Trump đang cố giải thích tình trạng hỗn loạn này là một phần trong kế hoạch lớn nhằm kêu gọi các nước hợp tác chống lại Trung Quốc. Nhưng kế hoạch này gần như chắc chắn sẽ thất bại. Để hiểu vì sao, cần xem Trump thật sự muốn gì khi áp thuế.

Lý do mà Trump thường nói như muốn chống lại thương mại không công bằng, giảm thâm hụt thương mại, khôi phục sản xuất trong nước hay đối đầu với Trung Quốc — đều không thực sự hợp lý. Những mục tiêu đó mâu thuẫn với nhau, khó thực hiện hoặc đi ngược lại chính sách khác của ông.

Một cách giải thích hợp lý hơn là Trump chủ yếu muốn thể hiện quyền lực. Thuế quan là công cụ giúp ông làm điều đó. Cuộc chiến thương mại này nhằm phá bỏ các quy tắc kinh tế quốc tế để Mỹ, đặc biệt là Tổng thống, có thể hành động một cách tự do, không bị ràng buộc.

Trump chọn thuế quan vì hai lý do. Thứ nhất, ông tin rằng các nước sẽ làm mọi cách để được tiếp cận thị trường Mỹ. Thứ hai, ông có quyền áp thuế gần như tuyệt đối mà không cần Quốc hội thông qua.

Trump không thật sự muốn đàm phán công bằng, ông muốn các nước phải nhượng bộ. Những nước không phản đối sẽ được giảm thuế, còn nước nào dám phản đối sẽ bị trừng phạt nặng.

Tuy nhiên, các quốc gia đã hiểu rằng những lời giải thích về kinh tế của Trump chỉ là cái cớ. Miễn là Trump còn là Tổng thống, Mỹ sẽ là đối tác khó tin cậy, và không nước nào muốn liều mình cùng Mỹ đối đầu với Trung Quốc.

Một lý do khác khiến cuộc chiến thương mại với Trung Quốc sẽ không thành công là vì chính thị trường đã “buộc” Trump phải rút lại một số mức thuế. Thị trường trái phiếu Mỹ phản ứng tiêu cực khi thuế tăng cao, khiến ông phải lùi bước. Điều này cho thấy Trump không thể cứ tăng thuế mãi, vì thị trường sẽ tiếp tục phản đối.

Vì thế, Trump đã mất đi đòn bẩy trong các cuộc đàm phán. Các nước giờ chỉ cần nhượng bộ một chút về mặt hình thức là có thể đạt được thỏa thuận giảm thuế với Mỹ, nhưng chắc chắn họ sẽ không dám từ bỏ quan hệ thương mại với Trung Quốc.

Lý do thứ ba là chính Trung Quốc. Nhìn bề ngoài, Trung Quốc có vẻ yếu thế hơn vì mất đi thị trường lớn và bị cô lập. Nhưng thật ra Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ cho một cuộc chiến kéo dài. Dù mất bớt đơn hàng từ Mỹ, Trung Quốc có thể bù lại bằng tiêu dùng trong nước — điều mà trước đây còn bị kìm hãm do chính sách tiền tệ quá chặt và sự ưu tiên cho ngành sản xuất.

Hiện nay, Trung Quốc đang chuyển hướng và quyết tâm thúc đẩy tiêu dùng trong nước. Đồng thời, họ cũng có thể sống ổn dù không nhập hàng từ Mỹ. Việc bị hạn chế công nghệ Mỹ trong 5 năm qua đã giúp Trung Quốc tự phát triển công nghệ trong nước tốt hơn.

Trung Quốc cũng không cần phải phá giá đồng nhân dân tệ để ứng phó. Việc nới lỏng nhẹ chính sách tiền tệ và các biện pháp kích cầu sẽ thu hút dòng tiền đầu tư, giúp giữ ổn định tỷ giá.

Trong khi đó, Mỹ lại đối mặt với lạm phát cao do đánh thuế lên hàng tiêu dùng Trung Quốc. Mỹ phụ thuộc vào nguyên liệu từ Trung Quốc nhiều hơn ba lần so với việc Trung Quốc phụ thuộc vào Mỹ. Giá đầu vào tăng khiến doanh nghiệp Mỹ giảm đầu tư.

Trung Quốc có thể giải quyết vấn đề bằng chính sách kinh tế hợp lý, còn Mỹ thì đối mặt với nguy cơ suy thoái và lạm phát cùng lúc — điều chỉ có thể giải quyết bằng thay đổi lớn trong chính sách kinh tế.

Nếu mục tiêu của Trump là buộc Trung Quốc phải đầu hàng, thì cuối cùng ông sẽ chỉ nhận lại sự thất vọng và thất bại.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

BoE cần dừng bán trái phiếu chính phủ để cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

BoE cần dừng bán trái phiếu chính phủ để cứu nền kinh tế khỏi khủng hoảng

BoE vừa buộc phải hoãn kế hoạch bán trái phiếu dài hạn sau khi lợi suất tăng vọt, gây bất ổn thị trường. Dù đây là bước lùi nhỏ, giới chuyên gia cho rằng ngân hàng cần từ bỏ hoàn toàn chiến lược bán chủ động để tránh kéo theo thiệt hại lớn hơn cho nền kinh tế Anh. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn khác đang thận trọng hơn, việc BoE vẫn quyết đẩy mạnh bán ra là một sai lầm rõ ràng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật bản kỳ hạn dài tăng vọt vì lo ngại tài khóa

Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 30 năm và 5 năm của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất kể từ 2002, khi nhà đầu tư bán tháo trái phiếu dài hạn vì lo ngại tài khóa và biến động toàn cầu. Phiên đấu giá trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm ghi nhận cầu yếu nhất từ cuối năm ngoái, trong bối cảnh thị trường đối mặt với thanh khoản thấp và bất ổn lãi suất.
Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Nhật Bản đối mặt thách thức lớn trong đàm phán thương mại với Mỹ

Nhật Bản sẽ đối mặt với Mỹ trong các cuộc đàm phán thương mại đầy thách thức, hy vọng giảm thuế quan và mở rộng đầu tư vào nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, Tokyo lo ngại sẽ bị ép buộc thông qua các yêu cầu thương mại khắc nghiệt. Một thỏa thuận thành công không chỉ củng cố quan hệ chiến lược mà còn ổn định thị trường tài chính.
Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Canh bạc thương mại: Trump và chiến lược thuế quan đối ứng

Chính sách thương mại tưởng chừng phi lý của Trump có thể trở thành một chiến lược nếu ông từ bỏ học thuyết thâm hụt và theo đuổi nguyên tắc đối ứng. Với cách tiếp cận hợp tác và đàm phán thực chất, Mỹ có thể thúc đẩy thương mại công bằng và tạo nên bước ngoặt lịch sử.
RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

RBA nhận định cuộc họp tháng 5 sẽ là thời điểm thuận lợi để xem xét lại chính sách tiền tệ

RBA bày tỏ sự thận trọng đối với việc cắt giảm lãi suất trong tương lai, cho biết tháng 5 sẽ là thời điểm thích hợp để xem xét lại các chính sách, theo biên bản cuộc họp tháng 4 được tổ chức ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan đã làm xáo trộn thị trường toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ