USD, lãi suất và tăng trưởng gây áp lực chưa từng thấy lên GBP, JPY và EUR

USD, lãi suất và tăng trưởng gây áp lực chưa từng thấy lên GBP, JPY và EUR

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

10:30 08/09/2022

Chỉ số S&P 500 và tài sản rủi ro nói chung đã tăng cao hơn trong phiên vừa qua dù không có nhiều hỗ trợ từ triển vọng tăng trưởng cũng như chính sách tiền tệ. Điều đó cho thấy rằng khẩu vị với USD vẫn đang là yếu tố chi phối lên toàn bộ thị trường.

Trọng tâm của tuần này sẽ tập trung vào USD hơn là khẩu vị rủi ro truyền thống. Nhưng điều đó không phải tâm lý thị trường chung không quan trọng. Trong phiên vừa qua, S&P 500 tăng mạnh 1.8%, phiên tăng mạnh nhất từ giữa tháng 8. Nếu ta coi đây là risk-on, thì thị trường đang risk-on vì gì trong khi các yếu tố cơ bản đều đang chống lại cổ phiếu? Dự báo tăng trưởng, kỳ vọng chính sách tiền tệ và triển vọng lạm phát hầu như không đem lại điều gì lạc quan cả. Điều đó cho thấy rằng, đây có thể là một thách thức cho sự kiên định của phe bò.

Với khẩu vị rủi ro, ta sẽ muốn nhìn vào một mức trung bình nào đó. Đầu tiên hãy thử nhìn vào chỉ số VIX. Chỉ số thường chạm đỉnh trong giai đoạn này khi khối lượng giao dịch hồi phục. Nhưng cái trung bình đáng chú ý nhất là mức giảm của S&P 500 trong tháng 9. Ta không phải tin sống chết những điều này, nhưng thị trường sẽ tính đến tính thời vụ nhiều hơn, đặc biệt khi cơ bản không hỗ trợ.

USD - Kẻ thủ ác

Dù đã thoái lui từ đỉnh, chỉ số DXY vẫn đang thiết lập đỉnh mới trong phiên trước. Động lực cơ bản đến từ đâu? Lịch kinh tế hôm qua khá mỏng, nhưng có rất nhiều vấn đề xoay quanh chính sách tiền tệ. Báo cáo Beige Book được công bố, vừa bắt đầu thời gian đếm ngược 2 tuần trước cuộc họp ngày 21/9, vừa cho ta biết thêm chi tiết về nền kinh tế và phản ứng chính sách. Một số quan chức Fed cũng đã phát biểu củng cố lập trường diều hâu của ngân hàng trung ương. Với những điều này, GBP/USD chạm đáy gần 4 thập kỷ trong phiên. Pha đảo chiều cuối phiên cho thấy thị trường vẫn chưa sẵn sàng buông tay, nhưng áp lực vẫn rất nhiều trước dự báo suy thoái từ BoE.

Hiện tại, chênh lệch tăng trưởng và lập trường chính sách tiền tệ là những yếu tố cơ bản chính. Và minh chứng rõ ràng nhất không đâu khác ngoài USD/JPY . Đồng Yên là đồng tiền dự trữ có thanh khoản cao thứ ba (sau USD và EUR), và những gì đang diễn ra với USD đang cực kỳ cực đoan. Trong phiên trước, ta chỉ cách đỉnh tháng 8/1998 khoảng 300 pip. Vượt được 147.67, ta sẽ lên mức chưa từng thấy từ năm 1990. Động lực chính ở đây là gì? Ta đều biết chênh lệch tăng trưởng Mỹ/Nhật và phân kỳ chính sách Fed/BoJ đang sâu sắc thế nào. Đây chắc chắn là một cặp tiền rất đáng chú ý.

Chính sách tiền tệ, ECB và EUR/USD

Lãi suất là một trong những yếu tố cơ bản mạnh nhất trên thị trường, nhất là thị trường FX, nhưng thị trường không phải lúc nào cũng phản ứng với lãi suất một cách đơn giản. Như ta có thể thấy phản ứng nhạt nhòa USD/CAD và các cặp chéo CAD sau quyết định lãi suất của Ngân hàng Trung ương Canada (BOC). Việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản sau khi tăng 1.00% cuộc họp trước là một nước đi cực đoan, nhưng cũng phù hợp với những gì thị trường đã mong đợi. Nếu ta đã phàn ánh hoàn toàn điều đó vào giá, còn gì để làm nữa?


Phổ lập trường chính sách tiền tệ. Từ trái sang phải - dovish nhất tới hawkish nhất. Từ dưới lên trên - gây biến động yếu nhất và mạnh nhất

Đánh giá khả năng dự báo lãi suất của thị trường sẽ là điều đáng cân nhắc với cách EUR/USD diễn biến trong tương lai. Sự kiện chính hôm nay sẽ là quyết định lãi suất của ECB, với một ngân hàng trung ương tưởng như sẽ dovish mãi mãi được dự báo sẽ tăng lãi suất 75bp. Đây sẽ là một quyết định bom tấn, nhưng thị trường cũng đã định giá điều này.

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Sắc đỏ bao trùm thị trường châu Á sau cơn bão bán tháo tại Mỹ, đồng USD tìm được điểm tựa sau cơn địa chấn

Chứng khoán châu Á suy giảm trong phiên mở cửa sau khi Tổng thống Donald Trump gia tăng chỉ trích nhắm vào Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell, làm dấy lên mối lo ngại về tính độc lập của ngân hàng trung ương và châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh các tài sản Mỹ.
Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Liệu chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thực sự hồi sinh ngành sản xuất Hoa Kỳ?

Trong bài phát biểu nhậm chức, Tổng thống Trump đã khẳng định quyết tâm biến Hoa Kỳ trở thành "quốc gia sản xuất một lần nữa" và đã triển khai những mức thuế nhập khẩu cao nhất trong một thế kỷ qua nhằm hiện thực hóa tầm nhìn này. Tuy nhiên, các dữ liệu kinh tế gần đây lại cho thấy những diễn biến trái ngược với kỳ vọng của chính quyền.
Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Mỹ đang dần đánh mất vai trò lãnh đạo toàn cầu như thế nào?

Chưa đầy 100 ngày sau khi bắt đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đã khiến nước Mỹ chuyển từ hình ảnh một siêu cường thân thiện sang thái độ thờ ơ với phần còn lại của thế giới. Và nếu tình trạng này tiếp tục, Mỹ có thể sẽ đi xa hơn — trở thành một quốc gia có hành động gây tổn hại đến trật tự quốc tế.
Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Chính sách thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc tác động tiêu cực đến kinh tế Mỹ

Chính sách thương mại của chính quyền Trump liên tục thay đổi nhưng dường như đang dần định hình xoay quanh một ưu tiên lớn nhất: trấn áp Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho thấy họ sẵn sàng nới lỏng các mức thuế đối ứng cho một số quốc gia — miễn là các nước này siết chặt nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc từ các nước trung gian cho hàng hóa Trung Quốc.
Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Ishiba khẳng định Nhật Bản sẽ không dễ dãi trong đàm phán thuế quan với Mỹ

Thủ tướng Shigeru Ishiba tuyên bố Nhật Bản sẽ không chấp nhận mọi yêu cầu từ Mỹ chỉ để đạt được thỏa thuận thương mại, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như ô tô và nông nghiệp. Tokyo đang chuẩn bị cho vòng đàm phán tiếp theo với chiến lược thận trọng, trong bối cảnh các yêu cầu cụ thể từ phía Mỹ vẫn chưa rõ ràng. Ishiba khẳng định chính phủ sẽ ưu tiên bảo vệ lợi ích quốc gia và không vội nhượng bộ trong các vấn đề trọng yếu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ