Ba yếu tố then chốt có thể khiến giá dầu thô giảm sâu dưới 80 USD/thùng

Ba yếu tố then chốt có thể khiến giá dầu thô giảm sâu dưới 80 USD/thùng

Thành Duy

Thành Duy

Junior editor

19:20 10/07/2024

Giá dầu thô quay đầu giảm sau đợt tăng ngắn ngủi trong tháng 6, tiềm ẩn nguy cơ lao dốc trong thời gian tới. Sự hội tụ của nhiều yếu tố bất lợi có thể khiến phe bán tiếp tục chiếm ưu thế trên thị trường. Dưới đây là ba yếu tố then chốt cần theo dõi để đánh giá diễn biến giá dầu trong thời gian tới.

1. Nứt vỡ trong thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+

OPEC+, liên minh gồm các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giá dầu thông qua việc cắt giảm sản lượng. Gần đây, thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện tại của họ lại đang bộc lộ những rạn nứt. Quyết định gia hạn cắt giảm sản lượng đến năm 2025 được đưa ra vào tháng 6, nhưng đồng thời một phần "tự nguyện" trong số này sẽ được loại bỏ dần từ tháng 10.

Hơn hết, sản lượng thực tế của một số thành viên chủ chốt như Nga, UAE, Kazakhstan, Iraq và thậm chí Saudi Arabia đang vượt hạn ngạch, dẫn đến tình trạng dư cung khoảng 0.5 triệu thùng/ngày. Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô của Mỹ cũng duy trì ở mức cao, đạt kỷ lục vào tháng 3.

Nếu tình trạng sản xuất vượt mức này tiếp tục, đặc biệt tại các quốc gia như UAE và Kazakhstan, giá dầu có thể phải đối mặt với đợt giảm đáng kể. Các cuộc họp tiếp theo của OPEC+ sẽ là điểm then chốt để đánh giá khả năng duy trì sự thống nhất của nhóm trong việc kiểm soát sản lượng.

2. Ảnh hưởng hạn chế của bão Beryl

Bão Beryl gần đây đã đổ bộ vào bờ biển phía đông nước Mỹ, đặc biệt là Louisiana và Texas, gây ra không ít lo ngại về tác động tiềm ẩn đối với hoạt động sản xuất dầu mỏ tại Vịnh Mexico, một nguồn cung quan trọng của Mỹ.

Mặc dù cơn bão đã gây ra thương vong đáng tiếc, làm 8 người thiệt mạng và mất điện trên diện rộng, nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng sản xuất là không đáng kể, giúp các hoạt động nhanh chóng quay trở lại bình thường. Động lực tăng ban đầu do lo ngại về gián đoạn nguồn cung đã được giảm thiểu.

3. Căng địa chính trị Trung Đông giảm bớt

Sau giai đoạn xung đột dữ dội ở Dải Gaza, các cuộc đàm phán đang diễn ra mang lại hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn. Mặc dù các bên vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, nhưng việc tiếp tục đàm phán là một tín hiệu tích cực, góp phần kìm hãm giá dầu thô, bao gồm cả WTI và Brent.

Phân tích kỹ thuật

Sau khi hình thành đỉnh kép quanh mức 84 USD/thùng, giá dầu thô WTI (USOIL) đang có xu hướng giảm hướng về vùng hỗ trợ 80 USD/thùng. Nếu phe bán xuyên phá hỗ trợ này, giá có thể tiếp tục lao dốc xuống vùng đáy trung hạn gần 73 USD/thùng.

USOIL đồ thị H5

Investing

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

AUD/USD đối mặt nguy cơ sụt giảm sâu khi lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu gia tăng

AUD/USD đang đứng trước triển vọng suy yếu giữa làn sóng lo ngại ngày càng tăng về suy thoái kinh tế toàn cầu. AUD chịu sức ép đáng kể sau quyết định của Tổng thống Trump về việc duy trì mức thuế suất 25% đối với xuất khẩu nhôm và thép của Úc. USD tăng giá khi nhà đầu tư tiếp nhận dữ liệu Chỉ số PPI thấp hơn dự báo được công bố vào thứ Năm.
NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

NZD/USD đang ở giai đoạn tích lũy, hướng tới kiểm định đường EMA 9 ngày quanh 0.5700

NZD/USD có khả năng kiểm tra đường biên trên của kênh giá hình chữ nhật tại 0.5780, sau đó có thể tiếp cận đỉnh trong ba tháng qua tại 0.5794. Mô hình hình chữ nhật này đang cho tín hiệu giảm, gợi ý rằng sau giai đoạn đi ngang tích lũy, tỷ giá có thể sẽ sụt giảm sâu hơn. Cặp tiền này đang được hỗ trợ bởi đường EMA 9 ngày ở mức 0.5705, gần với EMA 50 ngày quanh 0.5699.
GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

GBP/USD "giậm chân tại chỗ" quanh 1.2950 dưới áp lực thuế quan từ Nhà Trắng

GBP/USD đi ngang quanh mức 1.2950 trong bối cảnh nhà đầu tư đang cân nhắc tác động từ chính sách thuế quan mới của Tổng thống Trump. Trong khi đó, báo cáo cho CPI tại Mỹ giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 2, và thị trường đang chờ đợi số liệu PPI sắp công bố. Ngân hàng Trung ương Anh nhiều khả năng sẽ duy trì lãi suất hiện tại trong cuộc họp tuần sau.
USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CAD phục hồi lên vùng 1.4400: Tín hiệu tăng vẫn chưa rõ ràng

USD/CAD lấy lại đà tăng và nhận được hỗ trợ từ sự kết hợp của nhiều yếu tố. Kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed tiếp tục làm suy yếu USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền tệ này. Chỉ báo kỹ thuật đưa tín hiệu trái chiều đòi hỏi các nhà đầu tư cần thận trọng trước khi đặt các vị thế mua mới.
USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

USD/CHF giằng co tại 0.8800 - Đâu là hướng đi tiếp theo?

USD/CHF ổn định ở mức 0.8810 trong hai ngày liên tiếp, bám sát đường SMA 200 ngày quan trọng sau khi phục hồi từ mức thấp nhất năm. Xu hướng giảm kỹ thuật vẫn tiếp diễn; các đỉnh VÀ đáy thấp hơn gần đây cho thấy phe bán vẫn đang chiếm ưu thế nhưng đà giảm đã chậm lại.
Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

Giá vàng trước "giờ G" - Báo cáo CPI Mỹ sẽ quyết định xu hướng lãi suất trong tháng tới

Giá vàng ổn định sau khi Châu Âu và Trung Quốc tuyên bố sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Mỹ vào sáng thứ Tư. Nga đang cân nhắc đề xuất ngừng bắn tại Ukraine được Mỹ dàn xếp trong những ngày sắp tới. Giới đầu tư hiện đang chờ đợi báo cáo lạm phát của Mỹ dự kiến công bố vào thứ Tư.
EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định
Phạm Phương Anh

Phạm Phương Anh

Junior Editor

EUR/USD duy trì đà tăng giữa bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế Mỹ, dữ liệu CPI sắp tới là yếu tố quyết định

EUR/USD phục hồi lên gần mức 1.0900 khi rủi ro suy thoái kinh tế Mỹ khiến USD suy yếu. Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Lutnick cho rằng các chính sách của Tổng thống Trump có giá trị mặc dù chúng có thể dẫn đến suy thoái. Đồng EUR được hỗ trợ nhờ hy vọng về lệnh ngừng bắn ở Ukraine trong 30 ngày và kế hoạch tái cơ cấu nợ của Đức.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ