Các nhà đầu tư Phố Wall có lý do để thận trọng trong việc đầu tư vào Trung Quốc

Các nhà đầu tư Phố Wall có lý do để thận trọng trong việc đầu tư vào Trung Quốc

Lê Hải Linh

Lê Hải Linh

Junior Analyst

22:04 26/02/2023

Bất chấp quá trình mở cửa của Trung Quốc đang được triển khai, tuy nhiên việc đầu tư vào nền kinh tế này cũng tiềm ẩn khác nhiều rủi ro đối với các nhà đầu tư từ phương Tây

Bất kỳ kẻ ngốc nào, với một chút may mắn, có thể kiếm được một khoản tiền bằng cách đặt cược vào trò tung đồng xu. Tuy rằng họ có thể mất tất cả trong màn cược này. Đối với các nhà đầu tư thì lợi nhuận được cho là cao sẽ được điều chỉnh theo rủi ro tương đương, một ý tưởng nổi tiếng được đưa ra: “tỷ lệ Sharpe” – lấy lợi tức kỳ vọng của một tài sản, trừ đi lãi suất phi rủi ro mà một nhà đầu tư có thể kiếm được bằng cách gửi tiền của họ vào trái phiếu chính phủ siêu an toàn, chia cho độ lệch chuẩn của nó, tức thước đo độ biến động của lợi nhuận. Tỷ lệ trên 1 được coi là tốt. Tỷ lệ Sharpe của một lần tung đồng xu là âm.

Những phép tính toán kiểu này được các nhà tài chính phương Tây ứng dụng rất nhiều, điển hình là trong dự định thực hiện đầu tư vào Trung Quốc. Trong ba năm qua, rủi ro liên quan đến đất nước này đã chồng chất ngày càng nhiều thêm. Quyền lực dường như tập trung hơn bao giờ hết vào tay Tập Cận Bình, nhà lãnh đạo Trung Quốc. Thái độ của ông Tập đối với kinh tế rất thất thường: ông đánh gục các công ty công nghệ bao gồm Alibaba và Tencent; Ant Group, một chi nhánh của Alibaba, buộc phải hủy đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng tại Mỹ vào năm 2020. Một loạt giám đốc điều hành hàng đầu đã biến mất. Vụ mất tích gần đây nhất là của Bao Fan, ông chủ của China Renaissance Holdings, người được thông báo mất tích vào ngày 17 tháng 2. Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư đã giảm 50% trước khi phục hồi một chút.

Quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây tiếp tục xấu đi. Mỹ đã đưa ra các khoản trợ cấp lớn để thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước. Trong tháng này, họ đã bắn hạ một khinh khí cầu do thám của Trung Quốc. Viễn cảnh Trung Quốc cuối cùng sẽ xâm lược Đài Loan, và việc phương Tây sẵn sàng áp đặt các biện pháp trừng phạt, như các biện pháp áp đặt đối với Nga, làm tăng khả năng bất hòa kinh tế giữa hai cường quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc giờ đây đang mở cửa sau nhiều năm bị giới nghiêm. Với sức mạnh kinh tế của mình, sự phục hồi trong hoạt động khi người dân Trung Quốc bắt đầu ghé thăm các nhà hàng, du lịch và mua sắm trở lại có nghĩa là một mình quốc gia này có thể thúc đẩy phần lớn tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023 và 2024. Đánh đổi tất cả rủi ro cho những sự tăng trưởng mạnh mẽ này, là đáng giá.

Có rất nhiều tranh cãi xoay quanh cả hai quan điểm: nên hay không đầu tư vào Trung Quốc? Vào ngày 15 tháng 2, Charlie Munger của Berkshire Hathaway, một tập đoàn nổi tiếng lạc quan về Trung Quốc, đã ca ngợi các công ty địa phương là “tốt hơn và mạnh hơn” so với các công ty tương đương ở Mỹ và có giá rẻ hơn. Ông cũng phủ nhận dự đoán rằng một ngày nào đó Trung Quốc có thể xâm lược Đài Loan. Ngược lại, các nhà phân tích tại ngân hàng JPMorgan Chase và Jeff Gundlach, một nhà đầu tư trái phiếu, đã gọi Trung Quốc là “không thể đầu tư” (mặc dù các nhà phân tích của JPMorgan sau đó đã thay đổi quan điểm).

Tuy nhiên, các nhà tài chính trở nên thận trọng hơn và đang cắt giảm tiếp xúc với đất nước này. Ông chủ của một quỹ đầu tư tư nhân nói rằng, mặc dù công ty của họ vẫn nhìn thấy cơ hội ở Trung Quốc, nhưng họ đang điều chỉnh cách tiếp cận của mình bằng cách tránh bất kỳ doanh nghiệp nào có thể bị mắc kẹt trong các tranh chấp về chuỗi cung ứng. Berkshire Hathaway đã giảm cổ phần của mình tại BYD, một nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc và TSMC, một công ty bán dẫn quan trọng về mặt chiến lược của Đài Loan, trong quý cuối cùng của năm 2022.

Thông tin toàn diện nhất về đầu tư nước ngoài được tìm thấy trong dữ liệu cán cân thanh toán, theo dõi các luồng tài chính và thương mại. Những điều này cho thấy “dòng danh mục đầu tư” ngày càng tăng, chẳng hạn như đầu tư vào cổ phiếu hoặc chứng khoán nợ, vào Trung Quốc trong những năm gần đây, trước khi chuyển sang tiêu cực vào năm 2022. Tuy nhiên chúng có độ trễ nhất định: số liệu mới nhất không phản ánh việc mở cửa trở lại. Dữ liệu thời gian thực của dòng tiền khá hỗn độn để đưa ra nhận định. Trong khi giá cổ phiếu tăng và dòng tiền chảy vào quỹ tương hỗ khá khiêm tốn, dữ liệu của Bloomberg cho thấy dòng tiền sẽ tiếp tục chảy ra từ các quỹ hoán đổi danh mục trong năm nay.

Điều này cho thấy một sự lo lắng nhất định giữa những sói già Phố Wall. Ngay cả khi họ không muốn nói như vậy trước công chúng, những lo lắng về ông Tập và Đài Loan đã ngăn cản họ tin tưởng vào Trung Quốc. Có lẽ cách tốt nhất để các nhà tài phiệt phương Tây làm giàu không phải là đặt vốn của họ vào rủi ro bằng cách đầu tư vào các công ty hoặc cổ phiếu Trung Quốc, vốn có thể bị chính phủ mua chuộc bất chợt, mà bằng cách cung cấp các dịch vụ đầu tư Phố Wall tốt nhất cho các nhà đầu tư Trung Quốc giàu có. Tháng trước, có thông tin cho rằng tài sản ở Trung Quốc do Bridgewater, một công ty đầu tư ra mắt quỹ trong nước lần đầu tiên vào năm 2018 quản lý, đã tăng gấp đôi lên gần 3 tỷ đô la. Công việc như vậy có thêm lợi thế là nó không cần phải được chứng minh bằng các tính toán liên quan đến tỷ lệ Sharpe.

The economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ