Chủ tịch ECB cảnh báo: Chiến tranh thương mại có thể gây hậu quả nghiêm trọng toàn cầu

Chủ tịch ECB cảnh báo: Chiến tranh thương mại có thể gây hậu quả nghiêm trọng toàn cầu

Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

09:55 14/03/2025

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng việc leo thang tranh chấp thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khơi mào có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới.

“Nếu chúng ta rơi vào một cuộc chiến thương mại thực sự, trong đó hoạt động thương mại bị suy giảm nghiêm trọng, hậu quả sẽ rất nặng nề,” bà Lagarde phát biểu trên BBC. “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng, giá cả cũng sẽ biến động mạnh, đặc biệt là tại Mỹ.”

Bất ổn chưa từng thấy

Trong cuộc phỏng vấn, bà Lagarde nhấn mạnh rằng các quyết định của ông Trump và các biện pháp trả đũa liên tiếp gây ra sự lo ngại, buộc ECB phải theo dõi sát sao tình hình. “Điều này đang tạo ra một mức độ bất ổn mà chúng ta đã không chứng kiến trong một thời gian dài,” bà nói.

Kể từ khi nhậm chức vào tháng 1, Tổng thống Mỹ đã thực thi chính sách thuế quan của mình theo từng bước nhỏ, làm leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu. Những chính sách này có nguy cơ kìm hãm tăng trưởng kinh tế và đã bắt đầu làm giảm hoạt động thương mại do sự bất ổn gia tăng đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư.

Hôm thứ Năm, ông Trump đe dọa áp thuế 200% đối với rượu vang, sâm panh và các loại đồ uống có cồn khác từ Pháp và Liên minh châu Âu (EU) nếu Brussels thực hiện đánh thuế lên xuất khẩu rượu whisky Mỹ. Đây là biện pháp đáp trả thuế quan mà ông Trump áp đặt lên thép và nhôm có hiệu lực từ thứ Tư.

Chiến tranh thương mại: Không ai thắng cuộc

“Bất kỳ cuộc chiến thương mại nào cũng sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu,” bà Lagarde nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn phát sóng vào sáng thứ Sáu. “Bên khởi xướng, bên trả đũa, rồi bên trả đũa tiếp theo – tất cả sẽ đều bị ảnh hưởng. Đây là một điều hiển nhiên trong lịch sử thương mại. Một số quốc gia sẽ chịu tác động nặng nề hơn, một số sẽ chứng kiến lạm phát tăng mạnh hơn, nhưng cuối cùng, tất cả đều thua lỗ.”

Bà Lagarde cũng cho rằng EU “không có lựa chọn nào khác” ngoài việc trả đũa Mỹ. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng vẫn còn thời gian để đàm phán trước khi các biện pháp này chính thức có hiệu lực.

Ngoài ra, bà bác bỏ tuyên bố của ông Trump rằng EU được thành lập nhằm “chơi xấu” Mỹ.

“Khi châu Âu được thành lập, đó phần lớn là nhờ sự thúc đẩy từ chính nước Mỹ, nhằm tạo ra sự ổn định cho khu vực chúng tôi sau Thế chiến thứ Nhất và Thế chiến thứ Hai,” bà Lagarde nói. “Việc tuyên bố rằng EU được lập ra để gây bất lợi cho Mỹ không chỉ là một lời nói sai lệch mà còn là sự bóp méo lịch sử.”

Bloomberg

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Ai sẽ hưởng lợi từ dự luật thuế của đảng Cộng hòa? Những người có thu nhập cao nhưng chưa giàu (HENRYs)

Trong những tuần trước và sau khi Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm được thông qua vào tháng 12 năm 2017, Đảng Dân chủ đã nhấn mạnh quan điểm rằng 1% những người có thu nhập cao nhất sẽ nhận được 83% tổng số tiền cắt giảm thuế. Nói một cách chính xác, điều này là đúng nhưng đến năm 2027 thì sẽ là sai, sau khi các điều khoản của dự luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân hết hạn, chỉ còn lại các khoản cắt giảm thuế doanh nghiệp không có ngày hết hạn. Trước đó, 1% nhóm thu nhập cao nhất nhận được khoảng một phần tư tổng số tiền cắt giảm.
Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Liệu vàng đã đạt đỉnh hay còn muốn tăng?

CEO của Walmart hôm qua đã cảnh báo rằng các mức thuế hiện tại sẽ buộc tập đoàn này phải tăng giá trong năm nay – bất chấp việc Mỹ gần đây đã giảm một số loại thuế đối với hàng hóa Trung Quốc. Trong báo cáo quý trước, Walmart từng thừa nhận chưa thể ước tính đầy đủ tác động của thuế quan lên hoạt động kinh doanh cốt lõi. Nhưng có vẻ như giờ đây họ đã có câu trả lời – và tin tức này không mấy tích cực với người tiêu dùng.
Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Lệnh trừng phạt dầu mỏ có thể làm suy yếu sức mạnh của Mỹ

Trump gia tăng trừng phạt nhằm duy trì quyền lực kinh tế Mỹ, nhưng lịch sử Con đường Tơ lụa và thực tế dầu mỏ Iran cho thấy chiến lược này có thể phản tác dụng và tạo ra hệ quả khó lường. Cuộc đối đầu hiện tại giữa các siêu cường không chỉ là tranh giành ảnh hưởng mà còn là cuộc chạy đua về kiểm soát các tuyến thương mại và hệ thống tài chính toàn cầu.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ