Dầu hướng tới tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp trước lo ngại suy thoái

Dầu hướng tới tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp trước lo ngại suy thoái

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

10:39 16/09/2022

Giá dầu tăng nhẹ vào đầu ngày thứ 6, tuy nhiên hướng tới tuần giảm giá thứ 3 liên tiếp trước những lo ngại các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ sẽ gây áp lực lên tăng trưởng toàn cầu cũng như nhu cầu nhiên liệu.

Lo ngại suy thoái gia tăng, đà giảm của dầu vẫn chưa thể ngừng!
Lo ngại suy thoái gia tăng, đà giảm của dầu vẫn chưa thể ngừng!

Hợp đồng tương lai dầu Brent tăng 24 cent, tương đương 0.3% lên 91.08 USD/thùng vào lúc 03h15 GMT, tương ứng mức giảm 1.9% trong tuần này.

Hợp đồng tương lai dầu WTI tăng 10 cent, tương đương 0.1% lên 85.20 USD/thùng, tương ứng mức giảm 1.9% trong tuần

Leon Li, nhà phân tích tại CMC Markets cho biết: “Sự phục hồi vào buổi sáng hôm nay của giá dầu chỉ có thể được coi là một đợt điều chỉnh ngắn hạn, vì Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75bp hoặc 100bp vào tuần tới”.

"Mặc dù xác suất tăng lãi suất 100 bp là tương đối nhỏ, nhưng nó sẽ mang lại sự không chắc chắn cho tâm lý thị trường. Vì vậy, vẫn có nguy cơ giá dầu có thể giảm thấp hơn vào tuần tới."

Giá dầu Brent và WTI hướng tới tuần giảm thứ ba liên tiếp. Điều này một phần là do đồng dollar Mỹ mạnh lên, khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với người mua sử dụng các loại tiền tệ khác. Chỉ số DXY giảm vào thứ Sáu nhưng vẫn neo gần đỉnh của tuần trước, tại mức trên 110.

Thị trường bị xáo trộn trong tuần này do Cơ quan Năng lượng Quốc tế nhận định rằng tăng trưởng nhu cầu dầu sẽ gần như bằng 0 trong quý IV do nhu từ Trung Quốc yếu hơn.

Nhà phân tích Edward Moya của OANDA cho biết: “Các yếu tố cơ bản vẫn đang trong trạng thái bearish do nhu cầu của Trung Quốc trong thời gian tới vẫn là một dấu hỏi lớn. Bên cạnh đó, trong quyết tâm chống lại lạm phát, Fed dường như cũng sẵn sàng đánh đổi bằng việc nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu”.

Các nhà phân tích cho biết tâm lý thị trường đang bị ảnh hưởng bởi những bình luận của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, rằng họ khó có thể tìm cách tiếp thêm nhiên liệu cho Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược cho đến sau năm tài khóa 2023.

Về phía nguồn cung, thị trường đã tìm thấy một số hỗ trợ do kỳ vọng dầu thô Iran quay trở lại thị trường tan biến, sau khi các quan chức phương Tây cho biết việc khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Tehran không có mấy triển vọng.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho rằng, điều đó càng khẳng định nhận định của ngân hàng này rằng thị trường dầu mỏ sẽ thắt chặt vào cuối năm và dầu Brent sẽ quay trở lại mức 100 USD/thùng trong quý IV.

Giá dầu cũng có thể được hỗ trợ trong quý 4 do các thành viên OPEC + có khả năng sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng tại cuộc họp vào tháng 10 và do châu Âu sẽ đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh nguồn cung dầu và khí đốt từ Nga tiếp tụp biến động khó lường, Leon Li của CMC Markets cho biết thêm

Investing

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng

Chính phủ Anh cố gắng tránh lặp lại sai lầm của Liz Truss với một khuôn khổ tài khóa cứng nhắc và các biện pháp thắt chặt chi tiêu. Nhưng Tuyên bố mùa xuân cho thấy việc né tránh khủng hoảng không đồng nghĩa với tăng trưởng. Khi cải cách bị vội vã và thị trường lao động chưa sẵn sàng, chiến lược này có thể biến cơ hội thành trở ngại.
Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?

Công Đảng Anh đang đứng trước cơ hội cuối cùng để cứu vãn triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhưng cánh cửa đang dần khép lại sau một bản Tuyên bố mùa xuân đầy hỗn loạn. Với thách thức tài khóa ngày càng lớn, sức ép từ thị trường trái phiếu và một Nhà Trắng khó đoán, chính phủ buộc phải đưa ra những cải cách mạnh mẽ hơn.
Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?

Vào thứ Ba, khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Conference Board đã kể một câu chuyện quen thuộc: người dân lo lắng về nền kinh tế. Chỉ số khảo sát giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, thấp hơn đáng kể so với mức 110 vào thời điểm Trump tái đắc cử vào tháng 11.
Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Bessent có thể không phải là cứu tinh cho trái phiếu Kho bạc như nhiều người nghĩ

Scott Bessent muốn lợi suất trái phiếu Mỹ giảm – điều đó ai cũng biết. Nhưng liệu ông có thực sự kiểm soát được thị trường trái phiếu lớn nhất thế giới? Dù có thể tác động tạm thời bằng cách điều chỉnh cấu trúc nợ hoặc nới lỏng quy định ngân hàng, những biện pháp này chỉ giúp kéo dài thời gian chứ không thể thay đổi thực tế tài khóa.
EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

EU và Nhật Bản có thể sẽ cần thắt chặt hợp tác chiến lược trong thời kỳ có nhiều biến động

Trong bối cảnh thế giới ngày càng bất ổn, EU và Nhật Bản đứng trước thách thức lớn khi chiếc ô an ninh của Mỹ trở nên kém chắc chắn. Cả hai đều đối mặt với mối đe dọa từ Nga và Trung Quốc, trong khi sự trở lại của Donald Trump có thể làm lung lay các cam kết an ninh truyền thống. Để giảm thiểu rủi ro, EU và Nhật Bản đang tìm cách thắt chặt hợp tác chiến lược, từ quốc phòng đến thương mại. Liệu liên minh này có đủ mạnh để đối phó với một tương lai nhiều biến động?
Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đã thực sự sẵn sàng gánh vác trách nhiệm quốc phòng mà Mỹ để lại hay chưa?

Khi Donald Trump rút dần sự bảo trợ của Mỹ, nhiều người kỳ vọng lục địa già sẽ đoàn kết và mạnh mẽ hơn. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều: sự chia rẽ giữa Bắc và Nam, những cam kết quốc phòng chưa được bảo đảm tài chính, và sự do dự trong việc triển khai quân sự khiến viễn cảnh về một châu Âu tự chủ trở nên xa vời.
Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Châu Âu đang bước vào một cuộc chạy đua tái vũ trang đầy cam go

Sau nhiều thập kỷ hưởng lợi từ “cổ tức hòa bình”, châu Âu đang đối mặt với áp lực phải tăng cường chi tiêu quân sự. Với áp lực từ việc Mỹ có thể thu hẹp cam kết an ninh, các quốc gia EU buộc phải tăng mạnh chi tiêu quốc phòng—một sự chuyển dịch có thể làm lung lay hệ thống phúc lợi hào phóng bậc nhất thế giới. Những lựa chọn trước mắt đầy khắc nghiệt: cắt giảm ngân sách an sinh, tăng thuế, hay vay nợ nhiều hơn trong bối cảnh tài khóa đã căng thẳng.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ