Giảm phát vẫn là một rủi ro lớn hơn so với lạm phát đình trệ

Giảm phát vẫn là một rủi ro lớn hơn so với lạm phát đình trệ

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

11:21 15/10/2021

Chúng ta sẽ không gặp lại tình trạng lạm phát đình trệ kiểu những năm 1970. Hoàn toàn ngược lại. Giảm phát vẫn là nguyên nhân khiến thị trường này phải sợ hãi.  Trên thực tế, các yếu tố rủi ro giảm phát mạnh đến mức có thể lấn áp kịch bản lạm phát đình trệ.

Giảm phát vẫn là một rủi ro lớn hơn so với lạm phát đình trệ
Giảm phát vẫn là một rủi ro lớn hơn so với lạm phát đình trệ

Đầu tiên, yếu tố giảm phát nghiêm trọng nhất là khoản nợ lớn trên toàn cầu khi lãi suất tăng. Chỉ riêng đại dịch đã khiến các chính phủ, công ty và hộ gia đình phải gánh thêm khoản nợ khổng lồ 24 nghìn tỷ USD. Theo ước tính của Viện Tài chính Quốc tế, tổng số dư đạt gần 300 nghìn tỷ USD, tăng 1/3 trong vòng 7 năm qua.

Một khi lãi suất tăng, con nợ có khả năng phải trả hết những khoản nợ hiện có hơn là tích lũy nhiều hơn. Điều đó có thể làm chậm tăng trưởng, làm dấy lên lo ngại về tình trạng trì trệ. Nhưng trên hết, nó sẽ làm giảm cung tiền, xác định lại môi trường thiểu phát lâu nay và thậm chí có nguy cơ giảm phát.

Yếu tố giảm phát thứ hai là nhân khẩu học vì một xã hội già chi tiêu ít hơn do tiêu dùng chậm lại sau khi nghỉ hưu. Đại dịch đã buộc nhiều người lao động gần đến tuổi nghỉ hưu phải nghỉ hưu sớm. Và những người thiếu hụt nguồn tài chính dự phòng ​​sau khi nghỉ hưu sẽ không chỉ giảm chi tiêu so với mức trước khi nghỉ hưu mà còn so với mức mà họ có thể đã chi tiêu nếu quá trình nghỉ hưu diễn ra mà không có đại dịch.

Điều đó tạo ra cơ hội tăng lương cho những người lao động trẻ tuổi. Và chúng ta đang thấy tiền lương tăng khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại đang bị bao phủ bởi tình trạng thiếu lao động - một nguồn gốc gây lo lắng cho những người lo ngại về vòng xoáy giá tiền lương.

Nhưng sức mạnh thương lượng của người lao động chỉ là tạm thời. Có sự khác biệt lớn so với lực lượng lao động được đoàn kết hơn vào những năm 1970 khi các thỏa thuận lao động thường có chỉ số giá cả để bảo vệ người lao động khỏi lạm phát. Thêm vào đó, tình trạng thiếu hụt lao động hiện tại dự kiến sẽ giảm bớt trong những tháng tới, chuyển quyền lực đàm phán trở lại cho người sử dụng lao động.

Và đó là bởi vì các công ty có một con át chủ bài: động lực lớn thứ ba của giảm phát, công nghệ. Trong ngắn hạn, rất khó để ứng phó với tình trạng thiếu lao động bằng các giải pháp công nghệ. Nhưng theo thời gian, người sử dụng lao động sẽ có thể thay đổi tỷ lệ vốn trên lao động.

Bất kỳ sự "thay đổi quá mức" nào để tránh lạm phát có thể dễ dàng dẫn đến mức lãi suất mà cuối cùng sẽ điều chỉnh trở lại theo hướng giảm phát với việc buộc phải giảm đòn bẩy, ngừng hoạt động, giảm tăng trưởng và có thể xảy ra suy thoái. Trong kịch bản đó, nguy cơ lạm phát đình trệ sẽ chỉ là tạm thời.

Với những dự báo hiện tại và niềm tin của người tiêu dùng đều cho thấy khả năng kinh tế dễ bị tổn thương khi thắt chặt, một sự thay đổi chính sách có thể đột ngột và bất ngờ - đặc biệt là khi các vị thế mua ròng ngày càng tăng trên các thị trường như dầu thô và vị thế bán ròng trên trái phiếu

Thật vậy, nếu tăng trưởng năm 2022 đủ chậm lại, chúng ta sẽ chuyển từ đặt cược vào lạm phát và lạm phát đình trệ sang ước rằng chúng ta đã phòng ngừa cho nhu cầu giảm mạnh và giảm phát.

Edward Harrison, Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến tranh thương mại toàn cầu: Nguy cơ leo thang chưa có điểm dừng?

Tuần qua, thị trường tài chính toàn cầu rơi vào trạng thái hoảng loạn sau khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố loạt biện pháp áp thuế mạnh tay lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc lập tức đáp trả bằng mức thuế trả đũa lên tới 34%, khiến cuộc đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Giới đầu tư đang theo dõi sát sao mọi động thái từ cả hai phía với tâm lý lo ngại rằng căng thẳng hiện tại sẽ kéo dài và ngày càng leo thang.
Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Khi niềm tin lung lay: Thị trường toàn cầu phản ứng ra sao trước chính sách thuế quan của Mỹ?

Có thể nói, việc đầu tư quá nhiều công sức để phân tích chi tiết những biến động trên thị trường Mỹ trong hai phiên cuối tuần vừa qua có lẽ là không cần thiết, bởi bản chất đây là một cơn hoảng loạn điển hình – nơi mà tâm lý thị trường bị chi phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, khiến các tín hiệu nhiễu lấn át những dữ liệu có giá trị thực sự.
Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Nhu cầu tài trợ bằng đồng USD tăng mạnh do lo ngại rủi ro tài chính toàn cầu

Nhu cầu tìm kiếm nguồn tài trợ bằng đồng USD – đồng tiền dự trữ toàn cầu – đang gia tăng trở lại khi làn sóng lo ngại rủi ro tiếp tục bao trùm các thị trường tài chính quốc tế. Diễn biến này phần nào phản ánh mức độ thận trọng ngày càng tăng của giới đầu tư trước những bất ổn địa chính trị và chính sách thương mại bảo hộ của Hoa Kỳ.
Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Đặt cược vào suy thoái kinh tế, giới đầu tư đang đẩy dòng tiền 'chạy' sang trái phiếu Chính phủ Mỹ

Trong một cuộc phỏng vấn đầu, với trên cương vị Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi tháng 2, ông Scott Bessent nhấn mạnh rằng lợi suất trái phiếu – chứ không phải giá cổ phiếu – mới là chỉ số thị trường tài chính mà ông và Tổng thống Donald Trump quan tâm nhất.
Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Năm biểu đồ hé lộ triển vọng thị trường hàng hóa toàn cầu nhà đầu tư không thể bỏ qua!

Sau chuỗi phiên giao dịch đầy biến động trên thị trường hàng hóa, tác động toàn cầu từ chính sách thuế quan của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ tiếp tục chi phối tâm lý nhà đầu tư trong tuần này. Diễn biến này sẽ đặc biệt quan trọng khi giới khai thác khoáng sản hội tụ tại hội nghị công nghiệp đồng hàng đầu tại Chile. Đồng thời, biện pháp tăng thuế dự kiến sẽ đẩy giá cà phê lên cao hơn đối với người tiêu dùng Mỹ. Riêng thị trường dầu thô đang phải đối mặt với áp lực kép: lo ngại về suy giảm nhu cầu và gia tăng nguồn cung từ OPEC+.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ