Global Economic Insights

Global Economic Insights

09:00 18/01/2019

Economic, ECB, BOJ

1. Diễn biến đóng cửa chính phủ Mỹ; đánh giá rủi ro của BOJ và ECB

Rủi ro đối với nền kinh tế Mỹ từ việc đóng cửa 1 phần Chính phủ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, mặc dù đã có 1 số công chức gặp phải tình trạng nợ lương.

Ngân hàng Trung Ương châu Âu ECB sẽ họp tuần tới trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang có dấu hiệu suy giảm. Chúng tôi đự đoán ECB sẽ đánh giá rủi ro nền kinh tế nghiêng về phía đi xuống nhiều hơn. Rủi ro cũng bắt đầu gia tăng tại Nhật, với đánh giá của chúng tôi, BOJ sẽ buộc phải giảm mức dự báo tăng trưởng trong năm tài khóa 2018, cũng như hạ mức lạm phát kì vọng cho 2019 và 2020.

2. Đánh giá tác động của việc đóng cửa Chính phủ đến nền kinh tế Mỹ

Mỹ đang trải qua cuộc đóng cửa chính phủ dài nhất trong lịch sử, tuy nhiên rủi ro đến nền kinh tế vẫn nằm trong tầm kiểm soát. Chúng tôi đánh giá GDP quý 1 của Mỹ sẽ bị tác động 0.3 điểm phần trăm nếu việc đóng cửa Chính phủ Mỹ kéo dài sang tháng sau. Nền kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng 1 cách đáng kể chỉ khi niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng giảm sụt mạnh đến mức doanh nghiệp bắt đầu cắt giảm đầu tư capex hay tuyển dụng nhân sự mới, cũng như người tiêu dùng cắt giảm các khoản chi tiêu không thiết yếu.

3. Rủi ro tại khu vực châu Âu đang tăng dần với các số liệu dự báo GDP không mấy lạc quan

Trong cuộc họp 24 tháng 1 tới, nhiều khả năng ECB sẽ buộc phải công bố 1 chính sách tiền tệ phù hợp nhằm phản ứng trước những dấu hiệu giảm tốc của nền kinh tế. Tuy nhiên chúng tôi không coi đây là 1 dấu hiệu cho 1 cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên những cú sốc gần đây trong nội bộ EU đã đẩy Ý và Đức cận kề với suy thoái, gián tiếp kìm hãm tăng trưởng của Pháp. Chúng tôi đánh giá GDP quý 4 của EU chỉ tăng 0.2%, bằng với mức tăng trưởng quý 3, thấp hơn rất nhiều so với mức kì vọng 0.4% của ECB. Câu hỏi đặt ra với Chủ tịch ECB Draghi hiện nay là liệu tình trạng đáng thất vọng này có tiếp diễn trong tương lai.

4. BOJ kiên định trước những rủi ro ngày càng tăng

BOJ được kì vọng sẽ giữ nguyên chính sách điều hành trong cuộc họp tuần tới. Tuy nhiên, BOJ thực tế đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng về lạm phát kém, tăng trưởng trì trệ cùng những rủi ro bên ngoài ngày càng tăng.

Chúng tôi kì vọng BOJ sẽ giảm mức dự báo tăng trưởng cho năm tài khóa 2018, kèm theo việc giảm kì vọng lạm phát cho 2019, 2020 do giá dầu tiếp tục giảm mạnh cùng với xuất khẩu sụt giảm do đồng Yên mạnh. Tuy nhiên, chúng tôi đánh giá BOJ sẽ vẫn giữ vững lập trường chính sách, theo dõi chặt chẽ những rủi ro bên ngoài. Trong đó, đáng kể nhất chính là những diễn biến tiếp theo của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.

5. May vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm. Đây là cách May có thể đạt được thỏa thuận Brexit

Thủ tướng Theresa May vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hôm thứ 4, đem lại cho bà 1 cơ hội tìm kiếm 1 thỏa thuận Brexit tốt hơn. Theo đánh giá của chúng tôi, nhiều khả năng May sẽ tìm đạt được 1 thỏa thuận như vậy trước hạn chót vào ngày 29 tháng 3. Tuy nhiên, những rủi ro đi kèm với viễn cảnh này đang ngày càng gia tăng.

Một thỏa thuận được quốc hội Anh chấp nhận sẽ buộc May phải vượt qua làn ranh giới đỏ, tiến gần hơn tìm kiếm sự ủng hộ với Đảng Lao động đối lập, xa lánh những đồng minh “Euroskeptic”. Trong trường hợp May thất bại, xác suất cao 1 cuộc trưng cầu dân ý lần thứ 2 sẽ diễn ra.

6. Lãi suất Thổ Nhĩ Kì trước mắt sẽ giữ nguyên trước khi giảm dần trong năm 2019.

Ngân hàng TW Thổ Nhĩ Kì giữ nguyên mức lãi suất cơ bản, phù hợp với những dự báo và thăm dò trước đó của chúng tôi. Chúng tôi vẫn kì vọng CBRT sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới , đăc biệt trong trường hợp đồng Lira ổn định và lạm phát tiếp tục giảm.

Nền kinh tế Thổ Nhĩ Kì đã chứng kiến những tín hiệu khá trái nghịch trong thời gian qua: lạm phát giảm về mức 20.3% trong tháng 12, cán cân thanh toán tiếp tục thặng dư, trong khi đồng Lira vẫn liên tục biến động mạnh.

7. Chỉ số nhà đất của Mỹ không tồi tệ như bề ngoài

Chỉ số nhà đất của Mỹ tháng 1 bật tăng trở lại sau cú sụt giảm mạnh cuối năm 2018, cho thấy tình trạng thị trường nhà ở Mỹ không đến mức tồi tệ như những con số trước đó. “Mortgage rate”’ giảm khoảng 0.5 điểm phần trăm kể từ cuối tháng 11 đã dẫn đến mức tăng 2 chữ số của số lượng hồ sơ thế chấp nhà chỉ trong 2 tuần đầu tháng 1.

Còn nhớ, vào nửa đầu năm 2018, “mortgage rate” tăng nhẹ khiến việc vay mua nhà trở nên kém hấp dẫn, dẫn đến doanh số bán nhà sụt giảm. Tuy nhiên, đà phục hồi gần đây cho thấy ở mức lãi suất hợp lí, nhu cầu nhà ở vẫn còn khá lớn.

(Dịch và Tổng hợp từ nguồn Bloomberg - By FMaster Team)

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ