Khi thị trường nổi loạn

Khi thị trường nổi loạn

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:12 25/02/2025

Thị trường tài chính mang cấu trúc phân dạng, tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ bất ngờ dù bề ngoài ổn định. Khi đám đông chìm trong ảo giác kiểm soát và phớt lờ rủi ro, cú sốc thị trường sẽ đến mà không ai kịp trở tay.

Khi cuốn The (Mis)behavior of Markets của Benoit Mandelbrot ra mắt năm 2004, đó thực sự là một cú sốc khai sáng cho nhiều người trong chúng ta. Tôi vẫn nhớ khoảnh khắc ngồi lì trong xe ở bãi đỗ, không nỡ đặt cuốn sách xuống vì bị cuốn hút đến mức quên cả thời gian.

Tóm tắt cuốn sách: Đôi khi thị trường sụp đổ mà chẳng cần bất kỳ lý do rõ ràng nào. Cấu trúc nội tại của thị trường mang tính fractal (cấu trúc phân dạng), và chính đặc điểm này khiến thị trường có thể gãy đổ bất ngờ mà không có dấu hiệu báo trước. Sau mỗi cú sốc, con người lại tìm kiếm một “kẻ tội đồ” bên ngoài, chẳng hạn lỗi chính sách của Cục Dự trữ Liên bang, lo ngại lạm phát, hay bất kỳ lý do nào khác, nhưng những lời giải thích kiểu “hậu nghiệm” đó chỉ che lấp sự thật cốt lõi: Bất ổn là một phần cấu trúc tự nhiên của thị trường.

Thị trường có thể vận hành ổn định suốt nhiều năm, tạo cảm giác rằng mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Mỗi lần trục trặc, chỉ cần hạ lãi suất hoặc bơm thanh khoản là đâu lại vào đấy. Nhà đầu tư cảm thấy mọi biến động đều có thể kiểm soát và điều chỉnh.

Nhưng đó chỉ là ảo giác. Đến một thời điểm nào đó, thị trường sẽ “nổi loạn,” và khi điều đó xảy ra, hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng.

Tự nhiên cũng đầy ví dụ tương tự. Biển cả có thể bình lặng suốt nhiều giờ liền, rồi đột ngột một cơn sóng thần khổng lồ xuất hiện mà chẳng có dấu hiệu báo trước.

Và lúc ấy, tình trạng con tàu là yếu tố quyết định. Một con tàu vững chắc sẽ vượt qua cơn sóng dữ, trong khi một con tàu mục nát, rệu rã sẽ bị nhấn chìm ngay lập tức.

Nhưng lòng kiêu ngạo của con người cũng là một rủi ro lớn. Nếu hành khách và thủy thủ đoàn của con tàu mục nát ấy đều tự huyễn hoặc nhau rằng con tàu vẫn “chắc như bàn thạch,” thì khoảnh khắc con tàu vỡ nát sẽ là cú sốc chẳng ai kịp trở tay.

Tâm lý thị trường hiện nay cũng vậy. Đám đông tin rằng con tàu thị trường chứng khoán là một siêu du thuyền vững chãi. Dù có gặp “sóng thần” nào thì con tàu vẫn sẽ trụ vững và vượt qua.

Nhưng nếu họ sai thì sao? Nếu thực chất chúng ta chỉ đang lênh đênh trên một con tàu cũ nát, chỉ khoác lớp sơn mới bóng bẩy? Nếu niềm tin vào sự “vững chắc” ấy không dựa trên dữ liệu thực tế mà chỉ là những lời tung hô sáo rỗng quanh quầy bar và xe đẩy tráng miệng?

Đám đông vẫn tin rằng con tàu này không thể chìm. Họ tin rằng chiến lược “bắt đáy” sau mỗi cú rung lắc là tấm vé chắc chắn dẫn đến lợi nhuận. Nhưng niềm tin này không dựa trên quy luật nhân quả mà chỉ là thiên kiến gần nhất vì suốt 15 năm qua, “bắt đáy” đã luôn mang lại chiến thắng.

Chẳng ai muốn rời khỏi sòng bạc hạng nhất để chui vào chiếc xuồng cứu hộ khi lợi nhuận dễ dàng vẫn đang bày ra trước mắt. Nhưng câu hỏi quan trọng là: Liệu con tàu này có thực sự vững chắc? Ai đang kiểm tra tình trạng thực tế của nó? Và ai chỉ đang hùa theo đám đông? Liệu chúng ta có đủ khả năng phân biệt?

Trong một bong bóng đầu cơ hưng phấn, câu trả lời là: “Không.” Khi bong bóng còn phình to, chiến lược “bắt đáy” chính là chìa khóa để thắng lớn, và nhà đầu tư cứ thế tiếp tục hái quả ngọt. Vậy thì, ai còn bận tâm đến những cơn sóng thần hay tình trạng mục nát của con tàu?

Tôi thường nhắc đến đồ thị của bong bóng dot-com như một lời nhắc nhở rằng điều này không xảy ra ở một thời kỳ “tiền công nghệ” xa xưa, mà ngay trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại của chúng ta. Tôi từng tham dự hội chợ công nghệ Comdex ở Las Vegas vào đỉnh điểm cơn sốt dot-com và tận mắt chứng kiến cảnh người tham dự vừa dự hội chợ vừa giao dịch cổ phiếu ngay giữa đám đông.

Mỗi bong bóng đều hứa hẹn rằng: “Lần này sẽ khác.” Nhưng cuối cùng, tất cả bong bóng đều vỡ.

Bong bóng dotcom

Hãy để ý những đợt tăng vọt mạnh mẽ mỗi khi đám đông lao vào “bắt đáy.” Đợt sụt giảm đầu tiên nhanh chóng bị mua vào ồ ạt, tạo nên cú hồi mạnh mẽ. Nhưng ngay sau đó, thị trường tiếp tục lao dốc, thiết lập mức đáy mới. Đám đông lại không bỏ lỡ cơ hội, tiếp tục mua vào, đẩy giá tăng vọt trong tâm lý hưng phấn, như thể phát đi tín hiệu “mọi thứ đã ổn, mua ngay!” cho đến khi đợt tăng này cũng nhanh chóng thất bại.

Tiếp theo là một cú “bắt đáy” cuối cùng trong tâm lý hưng phấn cao độ, tạo thành mô hình “đỉnh đôi” (double-top). Khi đợt tăng này suy yếu và không thể vượt qua đỉnh cũ, thị trường bắt đầu rơi vào xu hướng giảm kéo dài trong nhiều năm, theo mô hình “bậc thang đi xuống.” Cuối cùng, chỉ số chạm đáy sau khi bay hơi khoảng 80% giá trị so với đỉnh cao nhất.

Thị trường đôi khi sẽ “nổi loạn” vào những thời điểm không ngờ tới. Mức độ thiệt hại sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố: Độ vững chắc của con tàu và mức độ ảo tưởng mà đám đông tự tạo ra.

ZeroHedge

Broker listing

Cùng chuyên mục

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Đảng cực hữu dẫn đầu khảo sát khi Friedrich Merz gấp rút đàm phán liên minh

AfD lần đầu dẫn đầu thăm dò dư luận tại Đức, trong khi Thủ tướng tương lai Merz bị suy giảm uy tín vì kế hoạch chi tiêu 1.000 tỷ euro bằng vay nợ. Gói tài khóa đầy tham vọng của ông đang đối mặt nguy cơ bị xóa sạch bởi đòn thuế từ Mỹ và tăng trưởng ì ạch của nền kinh tế.
Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Khi thuế quan làm lu mờ vai trò của ngân hàng trung ương

Donald Trump đang định hình lại trật tự thương mại toàn cầu và làm lu mờ vai trò của các ngân hàng trung ương. Khi chính sách thuế quan trở thành tâm điểm bất ổn, sức ảnh hưởng của các định chế tiền tệ truyền thống đang suy giảm rõ rệt, đặt ra câu hỏi về ai mới là người thật sự điều phối nền kinh tế thế giới.
Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Đức lo ngại về 1,200 tấn vàng dự trữ tại Mỹ giữa căng thẳng thương mại xuyên Đại Tây Dương

Giữa làn sóng căng thẳng thương mại leo thang, các quốc gia châu Âu đang hối hả tìm kiếm phương án đối phó với chính sách thuế quan khổng lồ mà chính quyền Trump vừa áp đặt lên EU. Trong bối cảnh đó, chính phủ Đức đang đứng trước một quyết định mang tính chiến lược và vô cùng nhạy cảm: khả năng rút 1.200 tấn dự trữ vàng - tương đương 124 tỷ USD - ra khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.
Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Cuộc chiến tái sinh ngành sản xuất Mỹ: Khoảng cách giữa lời hứa và thực tế dưới bóng đen thuế quan?

Từ các nhà máy sản xuất ô tô đến các cơ sở luyện nhôm, Donald Trump mong muốn đưa hoạt động sản xuất trở lại Hoa Kỳ thông qua cuộc chiến thương mại lớn nhất kể từ thập niên 1930, nhưng các nhà điều hành cảnh báo rằng tính bất định về thuế quan sẽ khiến việc đầu tư hàng tỷ USD xây dựng các nhà máy mới tại Mỹ trở nên quá rủi ro.
Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược gia Michele Schneider cảnh báo: Không vội bắt đáy vàng hoặc bạc giữa cơn bất ổn kinh tế toàn cầu

Sau cú trượt mạnh do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu dưới thời Tổng thống Donald Trump, giá bạc đang cho thấy dấu hiệu ổn định trở lại, khi quay về ngưỡng 30 USD/ounce. Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo nhà đầu tư nên thận trọng, bởi nền kinh tế thế giới đang đứng trước một ngã ba đầy bất trắc, và việc “nhảy vào thị trường” lúc này có thể là quá sớm.
Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ
Trà Giang

Trà Giang

Junior Editor

Chiến lược thương mại của Trump: Hồi chuông cảnh báo từ quá khứ

Sự rung chuyển dữ dội trên thị trường chứng khoán toàn cầu sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố “Ngày Giải phóng” không chỉ là phản ứng ngắn hạn trước chính sách thuế quan quyết liệt của Mỹ. Đó còn là hệ quả sâu xa của một sự thức tỉnh: ông Trump sẵn sàng dùng sức mạnh kinh tế để gây tổn thương, phá vỡ liên minh truyền thống, và định hình lại trật tự thương mại toàn cầu theo hướng "nước Mỹ trên hết", bất chấp chi phí kinh tế và chính trị kèm theo.