Lý do đằng sau đà tăng của Vàng không đơn giản chỉ là nỗi sợ lạm phát

Lý do đằng sau đà tăng của Vàng không đơn giản chỉ là nỗi sợ lạm phát

Bảo Chung

Bảo Chung

Currency Analyst

18:09 30/07/2020

Vàng giao ngay đã thiết lập đỉnh cao nhất mọi thời đại, Vàng tương lai chạm mức $2,000/oz khi thị trường tài chính tiêu hoá hậu quả nặng nề đại dịch coronavirus gây ra.

Điều này đã thổi một làn gió mới mẻ vào vấn vấn đề muôn thuở đã tồn tại từ lâu: Vì sao các nhà đầu tư vẫn lo lắng về thứ tiền tệ sơ khai nhất trong danh mục đầu tư của họ? Vàng thỏi được biết đến như một thiên đường danh giá khi có lạm phát, nhưng có nhiều xung đột hiện nay về việc liệu các nhà đầu tư có còn hứng thú với nó hay không.

1. Vàng có phải là một tài sản phòng hộ khi lạm phát?

Trả lời một cách ngắn gọn là có … mà cũng không phải. Một nghiên cứu gần đây cho thấy sức mua Vàng sẽ còn duy trì ổn định trong một quãng thời gian rất dài. Lượng bánh mì mua được từ một ounce Vàng hiện nay vẫn khá tương đồng so với thời Babylon. Nhưng xét trên khung thời gian nhỏ hơn, câu trả lời thật không chắc chắn. Kể từ 2018, Vàng đã tăng 70% nhưng lạm phát vẫn không tăng quá mạnh và được kiểm soát dưới mức mục tiêu của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Vì vậy, rõ ràng sẽ có nhiều vấn đề cần phải chú ý hơn chỉ là lạm phát.

2. Lạm phát sẽ không ảnh hưởng nhiều trong ngắn hạn?

Đúng vậy, nhưng chủ yếu là một thành phần của lãi suất thực dự kiến, thước đo lãi suất được theo dõi chặt chẽ được điều chỉnh theo lạm phát. Khi lãi suất giảm, Vàng trở nên hấp dẫn hơn vì chi phí cơ hội khi đầu tư vào Vàng – loại tài sản vốn không có lãi suất định kỳ, cũng giảm theo. Đồng thời, khi lạm phát tăng, số lý do để sở hữu Vàng thỏi cũng ngày càng nhiều. Thước đo tỷ giá thực tế được ưa chuộng trên thị trường là lợi suất của Trái Phiếu Chính Phủ Chống Lạm Phát (Treasury Inflation-Protected Securities - TIPS), thứ đã tích hợp cả lạm phát nhằm bảo vệ các nhà đầu tư khỏi tác động tiêu cực của lạm phát. Lạm phát kỳ vọng, mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm và lợi suất của TIPS, là một đại diện cho lạm phát trong tương lai. Khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẽ ra con đường giúp chính sách tiền tệ có thể dễ dàng chống lại các tác động của đại dịch, lạm phát kỳ vọng sẽ tăng giúp thúc đẩy lãi suất thực tiệm cận các đáy trong lịch sử.

Lợi suất thực và Vàng có xu hướng song hành cùng nhau

3. Vậy thì, tất cả những gì chúng ta cần để dự báo hướng đi của Vàng là lợi suất thực?

Bình tình, đừng vội. Lý do lãi suất thực của Hoa Kỳ quan trọng đối với giá Vàng là bởi chúng ảnh hưởng tới sức mạnh của đồng Đôla Mỹ - yếu tố giữ vai trò vô cùng quan trọng trong từng chuyển động nhỏ nhất của Vàng dựa trên phân tích tương quan trong lịch sử. Đối với đồng bạc xanh, lợi suất thực không phải là thứ quan trọng nhất, mà là tỷ giá của nó so với các đồng tiền khác. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố tác động tới USD như rủi ro địa chính trị, cuộc bầu cử Tổng Thống hay triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế. Một số nhà đầu tư cho rằng Đôla Mỹ sẽ mất giá so với Vàng trong năm nay một phần bởi việc FED đã mua quá nhiều trái phiếu chính phủ Mỹ trong giai đoạn tốc độ phát hành cao kỷ lục. Việc này cũng sẽ làm mất đi tính trú ẩn an toàn của đồng bạc xanh.

4. Vậy Vàng có phải là loại tài sản “anti-dollar”?

Điều này đúng trong phần lớn thời gian. Trong những giai đoạn nhạy cảm, cả Vàng và Đôla Mỹ đều có xu hướng trở thành tài sản trú ẩn an toàn và giá của chúng đều được hỗ trợ tích cực. Thực tế, trong mọi cuộc suy thoái của Hoa Kỳ kể từ những năm 1980, mối tương quan thường thấy của kim loại và tiền tệ bị đảo ngược. Điều này đã trở nên trầm trọng hơn khi tấm chấn của cuộc khủng hoảng lại ở các nơi khác trên thế giới, như trong giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng coronavirus hay cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone.

Xu hướng thường thấy của Vàng và đồng USD bị đảo ngược trong các cuộc suy thoái

5. Vậy xét về bản chất, Vàng không liên quan tới bất cứ thứ gì khác?

Điều này thường được coi là thế mạnh của Vàng khi nó làm giảm bớt mức độ biến động trong các danh mục đầu tư đa dạng tài sản. Nhưng, nó chỉ là một phần của câu chuyện. Tại những thời điểm bình thường, xu hướng chuyển động của Vàng ngược so với đồng USD. Dù vậy, trong những giai đoạn căng thẳng, nó có thể đi ngược lại so với mọi nỗi sợ hãi lớn nhất trong thị trường tài chính. Phân tích cho thấy mối quan hệ giữa kim loại và các loại tài sản khác trở nên nghịch đảo hơn khi sự biến động trong tài sản đối ứng tăng lên. Điều này gia tăng tính trú ẩn an toàn của Vàng bởi nó giúp chống lại sự “không chắc chắn” hơn bất kỳ thị trường rủi ro nào khác.

Vàng có tính an toàn cao trong một danh mục đầu tư đầy biến động

6. Đó có phải những gì đã xảy ra trong đại dịch?

Chính xác, nhưng chỉ một chút mà thôi. Vàng cũng có thể được coi là một loại hàng hoá Veblen, nghĩa là giá của nó càng tăng thì nhu cầu mua vào càng nhiều. Các nhịp tăng giá của Vàng kích thích mạnh mẽ những nhà đầu tư và bình luận, từ đó thu hút thêm một lượng vốn khổng lồ. Tại những thời điểm đó, đà tăng có thể kéo dài rất lâu và trở nên “bất diệt”. Điều này giúp lý giải về xu hướng của Vàng với hiện tượng tự tương quan (autocorrelation), khi chuyển động giá có thể sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ tới những biến động tiếp theo. Phân tích hồi quy của chuyển động giá so với hồi năm ngoái cho thấy sự ảnh hưởng của Vàng thậm chí còn mạnh mẽ hơn chỉ số chứng khoán S&P 500 hay các loại hàng hoá khác như dầu và đồng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ