Triển vọng năm 2025 đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể "hạ cánh mềm" như kỳ vọng. Những biến động chính trị và sự thiếu chắc chắn trong các chính sách đang tạo ra những rủi ro đáng quan ngại cho ổn định kinh tế. Các ngân hàng trung ương đối mặt với thách thức lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ, khi cả phương hướng lẫn tác động thực tế của các chính sách kinh tế sắp tới vẫn còn là những ẩn số khó lường.
Các NHTW đã bắt đầu chu kỳ giảm lãi suất từ đỉnh lạm phát hậu đại dịch với cả sự lạc quan và lo lắng. Khi năm 2024 dần khép lại, thực tế đã định hình rõ hơn, sự lo lắng chiếm ưu thế, và lãi suất được tái điều chỉnh phù hợp. Điều này đã trở thành xu hướng ngay cả trước khi Fed tổ chức một cuộc họp mang tính hawkish mạnh mẽ trong tuần này.
Đồng USD duy trì sức mạnh gần mức cao nhất trong hai năm, trong khi đồng yên tiếp tục suy yếu do sự không rõ ràng từ Ngân hàng Nhật Bản. Các đồng tiền khác, như won Hàn Quốc và đô la Canada, cũng giảm mạnh.
Chứng khoán châu Á giảm khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát của Mỹ, trong khi hợp đồng tương lai Mỹ cũng giảm. Tâm lý thận trọng lan rộng, phản ánh kỳ vọng về chính sách tiền tệ "diều hâu" của Fed và lo ngại về tình hình chính phủ Mỹ.
Lạm phát lõi tại Nhật Bản tăng 2.7% trong tháng 11, do chi phí lương thực và nhiên liệu leo thang. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đứng trước sức ép phải nâng lãi suất, dù hiện vẫn duy trì chính sách tiền tệ dovish.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trong vùng tích lũy hẹp vào đầu phiên thứ Sáu, dưới áp lực từ thông điểm mang tính hawkish của Fed - yếu tố tiếp tục gây sức ép lên thị trường cổ phiếu và trái phiếu Mỹ, đồng thời hỗ trợ đà tăng của chỉ số USD.
Ngay từ trước cuộc bầu cử, giới chuyên gia đã bàn luận sôi nổi về khả năng xung đột giữa chính sách của chính quyền Donald Trump sắp lên nắm quyền và sứ mệnh bình ổn giá cả của Fed. Dù còn khá mơ hồ, chúng ta đã phần nào nắm bắt được những tham vọng chính sách của vị tân Tổng thống từ cắt giảm thuế nội địa, siết chặt nhập cư, nâng thuế quan và thu hẹp thâm hụt tài khoản thanh toán.
Nền kinh tế Mỹ đã tạo bất ngờ lớn trong quý III với mức tăng trưởng ấn tượng, đạt quy mô 23.4 nghìn tỷ USD (đã loại trừ yếu tố lạm phát) theo tính toán cả năm. Con số này được xác nhận trong lần điều chỉnh thứ ba và cũng là cuối cùng đối với GDP thực tế quý III.
Làn sóng bán tháo mạnh mẽ hôm qua được châm ngòi bởi động thái chuyển hướng sang lập trường hawkish của Fed cho năm 2025. Cơ quan này hiện chỉ dự kiến thực hiện hai đợt hạ lãi suất điều chỉnh với tổng biên độ 0.5% trong năm.
Dự kiến lãi suất sẽ bắt đầu được cắt giảm ở hầu hết các thị trường phát triển và mới nổi vào năm 2025, tuy nhiên tốc độ và thời điểm sẽ có sự khác biệt. Bên cạnh đó, các yếu tố như chính trị quốc tế, thay đổi chuỗi cung ứng và sự phát triển của trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục là những chủ đề nổi bật.
BoE vừa phát tín hiệu sẽ tiếp tục giảm lãi suất một cách thận trọng vào năm 2025, tuy nhiên ngày càng có nhiều nhiều quan chức ủng hộ việc cắt giảm lãi suất mạnh tay hơn. Một số thành viên Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) cho rằng, áp lực lạm phát dai dẳng không còn là mối lo ngại lớn và đã sẵn sàng bỏ phiếu cắt giảm lãi suất ngay lập tức nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.