Thị trường rúng động trước những động thái của Trump về crypto và thuế quan

Thị trường rúng động trước những động thái của Trump về crypto và thuế quan

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

15:43 07/03/2025

Chứng khoán toàn cầu lao dốc khi Trump liên tục điều chỉnh thuế quan và ban hành lệnh về kho dự trữ crypto của Mỹ, làm gia tăng bất ổn. Bitcoin cũng giảm mạnh sau khi chính phủ tuyên bố không dùng ngân sách để mua vào crypto.

Chứng khoán châu Âu giảm theo đà lao dốc của thị trường châu Á khi sự thiếu nhất quán trong chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm gia tăng bất ổn và đè nặng lên triển vọng kinh tế. Bitcoin cũng trượt giá sau khi chi tiết về kho dự trữ chiến lược của Mỹ gây thất vọng.

Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu giảm 0.7%, trong khi hợp đồng tương lai S&P 500 biến động sau đợt giảm trên Phố Wall. Chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ, với chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm hơn 2%. Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ nhích lên, trong khi chỉ số DXY kéo dài chuỗi giảm sang phiên thứ năm—đợt giảm dài nhất trong gần một năm.

Bất ổn địa chính trị cùng những tín hiệu mâu thuẫn từ Nhà Trắng về chính sách thương mại đã khiến thị trường tài chính chao đảo, đẩy S&P 500 vào tuần tồi tệ nhất kể từ tháng Chín. Ngay cả khi Trump hoãn áp thuế lên hàng hóa Mexico và Canada theo thỏa thuận thương mại Bắc Mỹ, chứng khoán Mỹ vẫn không thể phục hồi, phản ánh tâm lý né tránh rủi ro của giới đầu tư.

“Chính sách của chính quyền Trump đang tạo ra sự hoang mang,” Chris Weston, trưởng bộ phận nghiên cứu tại Pepperstone Group, nhận định. “Dù chưa có dấu hiệu hoảng loạn, các quỹ đầu tư và giới giao dịch lớn đang cắt giảm rủi ro cổ phiếu.”

Nhà đầu tư đang chờ báo cáo bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ vào thứ Sáu để đánh giá sức khỏe thị trường lao động, khi lo ngại về thuế quan đã chuyển từ nguy cơ lạm phát sang tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Cùng ngày, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell dự kiến sẽ phát biểu tại một diễn đàn chính sách tiền tệ, thu hút sự chú ý của thị trường.

Đã tải lên ảnh

Nasdaq 100 giảm gần 10% từ đỉnh

Thị trường châu Âu khởi sắc nhờ kỳ vọng cắt giảm lãi suất và kế hoạch tăng cường chi tiêu quốc phòng mang tính lịch sử của Đức, giúp chỉ số DAX tăng khoảng 3% trong tuần. Tuy nhiên, triển vọng phát hành thêm nợ khiến lợi suất trái phiếu chính phủ Đức tăng mạnh nhất kể từ năm 1990. Sáng thứ Sáu, trái phiếu Đức mở cửa trong sắc xanh, với lợi suất kỳ hạn ngắn giảm 2 bps.

Bitcoin lao dốc tới 5.7%, trong khi bốn đồng tiền mã hóa từng được Trump nhắc đến cũng mất ít nhất 3% giá trị. Áp lực bán gia tăng khi thị trường thất vọng trước viễn cảnh thiếu dòng tiền mua mới.

Lệnh hành pháp do Trump ký xác nhận rằng chính phủ Mỹ sẽ không sử dụng ngân sách để mua Bitcoin cho kho dự trữ chiến lược. Thay vào đó, lượng Bitcoin ban đầu sẽ đến từ tài sản mà chính phủ hiện đang nắm giữ.

Trump ký lệnh hôm thứ Năm tạm thời giảm thuế đối với Mexico và Canada, vốn được áp dụng nhằm đối phó với vấn đề nhập cư trái phép và buôn bán fentanyl cho đến ngày 2/4. Đây cũng là thời điểm ông dự kiến công bố kế hoạch áp thuế đối ứng lên nhiều quốc gia, cũng như các loại thuế theo từng ngành cụ thể.

Trên thị trường hàng hóa, dầu thô đang hướng đến tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng Mười, trong khi vàng tăng giá do nhà đầu tư tìm đến tài sản trú ẩn an toàn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Từ lý thuyết đến thực chiến: Thương mại toàn cầu 'thử lửa' trước cuộc chiến thuế quan

Dưới tác động của các chính sách thuế quan từ chính quyền Trump, những nguyên tắc thương mại toàn cầu tưởng chừng vững chắc đang bị đặt trước phép thử khắc nghiệt. Khi lý thuyết kinh tế chưa từng được kiểm chứng trong bối cảnh xung đột thương mại quy mô lớn, rủi ro từ suy thoái, trả đũa và bất ổn tài chính ngày càng hiện rõ. Giữa làn sóng biến động, nhà đầu tư buộc phải đưa ra quyết định mà không có bất kỳ sự chắc chắn nào để bấu víu.
Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?
Mai Khánh Linh

Mai Khánh Linh

Junior Editor

Trước 'cơn bão' thuế quan, Thủ tướng Starmer học gì từ lịch sử để ứng phó với Mỹ ?

Trong bối cảnh thế giới hiện nay, chỉ một quyết định bất ngờ từ một cá nhân cũng đủ để làm thị trường chao đảo và khiến cả nền kinh tế quốc gia bị ảnh hưởng. Vậy các nhà lãnh đạo khác nên phản ứng thế nào? Đây chính là bài toán mà Thủ tướng Anh Keir Starmer đang phải giải. Ông sẽ chọn cách cứng rắn như Australia, EU và Trung Quốc – công khai đe dọa đáp trả các chính sách thuế quan của Donald Trump? Hay sẽ đi theo hướng mềm mỏng như Israel và Nhật Bản – giữ thái độ hợp tác và tìm kiếm tiếng nói chung?
Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Tín hiệu tích cực từ Washington: Việt Nam - Hoa Kỳ tiến tới thỏa thuận thương mại!

Theo thông báo chính thức trên cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã có cuộc hội đàm với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer tại Washington và đạt được thỏa thuận khởi động tiến trình đàm phán về hiệp định thương mại "tương hỗ".
Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?
Quỳnh Chi

Quỳnh Chi

Junior Editor

Báo cáo thị trường năng lượng: Gã khổng lồ Trung Quốc đang hụt hơi?

Cuộc đối đầu kinh tế mang tính bước ngoặt đang diễn ra trên trường quốc tế. Nền kinh tế hàng đầu thế giới đang khẳng định vị thế bảo vệ công bằng trên toàn cầu và mặc dù những biến động thị trường gây lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Tổng thống Trump vừa áp thuế 104% lên hàng hóa Trung Quốc, bổ sung vào khung thuế hiện hành.