Các ngân hàng Trung Quốc có thể đối mặt với khoản lỗ 350 tỷ USD do khủng hoảng tài sản

Các ngân hàng Trung Quốc có thể đối mặt với khoản lỗ 350 tỷ USD do khủng hoảng tài sản

Đoàn Thu Hà

Đoàn Thu Hà

Junior Analyst

11:11 01/08/2022

Các ngân hàng của Trung Quốc đang phải đối mặt với khoản lỗ thế chấp 350 tỷ USD trong trường hợp tệ nhất khi kỳ vọng vào thị trường bất động sản tại quốc gia này giảm và chính quyền đang cố gắng để kiềm chế tình trạng hỗn loạn.

Một cuộc khủng hoảng của các dự án bị đình trệ đã làm giảm niềm tin của hàng trăm nghìn người mua nhà, tạo ra một cuộc tẩy chay trên hơn 90 thành phố và cảnh báo về những rủi ro hệ thống nghiêm trọng hơn. Câu hỏi lớn bây giờ là hệ thống ngân hàng trị giá 56 nghìn tỷ USD của Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng đến mức nào.

Trong trường hợp xấu nhất, S&P Global Ratings dự đoán rằng 2.4 nghìn tỷ CNY (356 tỷ USD), tương đương với 6.4% các khoản thế chấp đang gặp rủi ro; trong khi đó Deutsche Bank cảnh báo rằng ít nhất 7% các khoản vay nợ mua nhà đang gặp rủi ro. Cho đến nay, các ngân hàng niêm yết đã thống kê bị thiệt hại 2.1 tỷ CNY các khoản thế chấp quá hạn do bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ.

Zhiwu Chen, giáo sư tài chính tại University of Hong Kong Business School cho biết: "Các ngân hàng đang bị mắc kẹt ở giữa thế gọng kìm. Nếu họ không giúp các dự án hoàn thiện, họ sẽ mất nhiều hơn. Nhưng nếu họ làm vậy, dù khiến Chính phủ hài lòng nhưng sẽ tăng rủi ro dự phòng nợ xấu đối với các khoản BĐS không hoàn thành đúng hạn".

Bắc Kinh đang đặt mục tiêu ổn định tài chính và xã hội lên hàng đầu sau khi gặp những trở ngại như: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, sự gián đoạn do Covid và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục. Những nỗ lực đó bao gồm kéo dài thời gian đối với các khoản thanh toán thế chấp và một quỹ được Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa hỗ trợ để cho các nhà phát triển vay. Dù bằng cách nào, các ngân hàng cũng sẽ đóng vai trò tích cực trong sự cứu trợ phối hợp cùng Nhà nước.

Bất động sản là ngành mà các ngân hàng Trung Quốc phải trích lập dự phòng nợ xấu cao nhất. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, có 39 nghìn tỷ CNY thế chấp chưa thanh toán và khoàn vay 13 nghìn tỷ CNY của các nhà đầu tư từ cuối tháng 3.

Giám đốc điều hành của Teneo Holdings, Gabriel Wildau cho biết thị trường bất động sản là nền tảng cho sự ổn định tài chính của Trung Quốc.

Khi các nhà chức trách hành động để kiểm soát rủi ro, các bên cho vay với rủi ro cao có thể bị giám sát chặt chẽ hơn. Các khoản thế chấp chiếm khoảng 34% tổng các khoản cho vay tại Ngân hàng Tiết kiệm Bưu điện Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc tính đến cuối 2021, cao hơn mức giới hạn quy định là 32.5% cho các ngân hàng lớn.

Theo chuyên gia phân tích Lucia Kwong của Deutsche Bank, khoảng 7% dự án cho vay có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng vỡ nợ lan rộng. Dự đoán này có thể còn khá thấp do thông tin hạn chế về các dự án chưa hoàn thành.

Theo một báo cáo của các nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence, Francis Chan và Kristy Hung, để hạn chế sự suy giảm này Trung Quốc có thể sử dụng nguồn vốn dư thừa và các điều khoản cho vay thặng dư tại 10 công ty cho vay lớn nhất, với tổng số tiền lên tới 4.8 tỷ CNY.

Các ngân hàng địa phương - những người cho vay ở thành phố và nông thôn - có thể gánh vác trách nhiệm lớn hơn so với ngân hàng nhà nước, dựa trên các gói cứu trợ trước đó và mối quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương mặc dù nguồn vốn của họ thấp hơn nhiều so với mức trung bình của ngành.

Các ngân hàng Trung Quốc đã huy động được một lượng vốn kỷ lục trong nửa đầu năm nay từ việc bán trái phiếu, chuẩn bị cho một đợi tăng tiềm ẩn các khoản vay.

Các khoản cho vay khó đòi lên tới 2.9 nghìn tỷ CNY vào cuối tháng 3 đã chuẩn bị đạt mốc mới và gây sức ép nên nền kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ chậm nhất kể từ khi bùng phát Covid.

Trong khi tổng nợ trên GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục trong năm nay, người tiêu dùng đã sử dụng các đòn bẩy nhiều hơn. Điều này làm dấy lên cuộc tranh cãi về nguy cơ Trung Quốc rơi vào "suy thoái bảng cân đối kế toán", với việc các hộ gia đình, doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu và đầu tư.

Tăng trưởng thu nhập đang chậm lại càng làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người mua nhà. Sự suy yếu về giá nhà Trung Quốc đã lan rộng đến 48 trên 70 thành phố lớn vào tháng 6, tăng so với mức 20 trong tháng 1.

S&P Global dự báo doanh số bán nhà có thể giảm tới 33% năm nay trong bối cảnh tẩy chay các khoản thế chấp, tiếp tục siết chặt thanh khoản của các chủ đầu tư đang gặp khó khăn và có thể dẫn đến nhiều vụ vỡ nợ hơn. Theo Teneo, khoảng 28 trên 100 nhà đầu tư đã không trả được nợ trái phiếu hoặc gia hạn thời gian trả nợ trong năm qua.

Đầu tư vào bất động sản vốn thúc đẩy nhu cầu hàng hoá và dịch vụ (chiếm khoảng 20% GDP) đã giảm 9.4% trong tháng 6.

Doanh thu của các ngân hàng đang bị đe doạ. Sau khi ghi nhận mức tăng lợi nhuận nhanh nhất trong gần một thập kỷ vào năm ngoái, các công ty cho vay của Trung Quốc đang phải đối mặt với 2022 đầy khó khăn khi Chính phủ gây áp lực buộc họ phải hỗ trợ nền kinh tế bằng tất cả khoản thu của mình.

Báo cáo ngày 19/7 của các nhà phân tích Citigroup dự đoán tăng trưởng đầu tư bất động sản chậm lại 10 điểm phần trăm dẫn đến tổng nợ xấu tăng 28 bps, nghĩa là thu nhập năm 2022 của họ giảm 17%.

Chỉ số Hang Seng của các ngân hàng đại lục đã giảm 12% trong tháng này.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Tin tức XRP hôm nay: Lạc quan về pháp lý đẩy giá XRP—Liệu $3.00 có phải là đích đến tiếp theo? BTC đạt $107k
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức XRP hôm nay: Lạc quan về pháp lý đẩy giá XRP—Liệu $3.00 có phải là đích đến tiếp theo? BTC đạt $107k

XRP tăng 3.18% vào ngày 18/5 khi các nhà đầu tư đặt cược vào kết quả thuận lợi cho vụ kiện Ripple và các phê duyệt ETF XRP-spot đang chờ xử lý. Cuộc chiến pháp lý của XRP vẫn tiếp diễn khi Thẩm phán Torres bác bỏ yêu cầu phán quyết mang tính chỉ dẫn của SEC, làm tăng thêm sự không chắc chắn về mặt thủ tục. Bitcoin tăng 3.14% khi các nhà đầu tư chờ đợi cuộc bỏ phiếu của Đạo luật GENIUS, có thể định hình lại luật tiền điện tử tại Hoa Kỳ.
Tin tức dầu mỏ: Liệu tồn kho tăng và dự báo dư cung có kéo giá giảm trong tuần tới?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Tin tức dầu mỏ: Liệu tồn kho tăng và dự báo dư cung có kéo giá giảm trong tuần tới?

Giá dầu thô tăng 2.35% trong tuần này, nhưng các nhà giao dịch vẫn thận trọng vì nguồn cung tăng đã hạn chế đà tăng giá. Tăng trưởng sản lượng của OPEC+ và khả năng Iran quay trở lại thị trường toàn cầu gây thêm áp lực lớn cho triển vọng dầu thô. Việc tồn kho 3.5 triệu thùng của Hoa Kỳ đã khiến các nhà giao dịch ngạc nhiên và đặt ra những câu hỏi mới về khả năng phục hồi của nhu cầu.
Nhận định hàng tuần về JPY: PMI dịch vụ và lạm phát là yếu tố chính quyết định triển vọng lộ trình lãi suất của BoJ
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Nhận định hàng tuần về JPY: PMI dịch vụ và lạm phát là yếu tố chính quyết định triển vọng lộ trình lãi suất của BoJ

USD/JPY kéo dài chuỗi tăng sau khi thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung thúc đẩy tâm lý rủi ro và nâng cao nhu cầu USD. Chỉ số PMI dịch vụ và dữ liệu lạm phát của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến lập trường chính sách của BoJ và tác động đến nhu cầu JPY trong tuần giao dịch này. Chỉ số PMI dịch vụ và dữ liệu yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Hoa Kỳ có thể tác động đến kỳ vọng về lãi suất của Fed và quỹ đạo ngắn hạn của USD/JPY.
Anh và EU muốn làm hòa, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Anh và EU muốn làm hòa, nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc

Sau nhiều năm căng thẳng vì Brexit, Anh và Liên minh châu Âu (EU) đang cố gắng xích lại gần nhau. Trong bối cảnh thế giới bất ổn bởi xung đột và các cường quốc ngày càng gây sức ép, cả hai bên đều nhận ra lợi ích từ việc hợp tác chặt chẽ hơn – đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng và kinh tế. Tuy nhiên, những “lằn ranh đỏ” do chính phủ Anh vạch ra và ký ức chưa nguôi của EU khiến hành trình làm bạn lại không hề dễ dàng.
Dự báo JPY và AUD/USD: Số liệu Trung Quốc và tin tức thương mại được chú ý
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Dự báo JPY và AUD/USD: Số liệu Trung Quốc và tin tức thương mại được chú ý

Sự sụt giảm của chỉ số ngành công nghiệp hậu cần của Nhật Bản có thể ảnh hưởng đến GDP quý 1, làm suy yếu các dự báo tăng lãi suất của BoJ và gây áp lực lên JPY. AUD/USD phụ thuộc vào dữ liệu của Trung Quốc và tin tức thương mại Mỹ-Trung; các con số yếu có thể đẩy đồng Úc xuống dưới mức hỗ trợ chính. Việc cắt giảm lãi suất 0.25% của RBA đã được nhận định là 96%; thị trường kỳ vọng sẽ có ba lần cắt giảm vào cuối năm.
Thị trường liệu có đang đánh giá thấp ảnh hưởng của chiến tranh thương mại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường liệu có đang đánh giá thấp ảnh hưởng của chiến tranh thương mại?

Sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố thỏa thuận tạm ngừng tăng thuế trong 90 ngày, thị trường tài chính đã phản ứng đầy lạc quan. Tuy nhiên, đằng sau sự phấn khích đó là những nguy cơ tiềm ẩn chưa được giải quyết: cú sốc kép về cung và cầu, lạm phát đình trệ, chính sách tài khóa lỏng lẻo, và bất ổn toàn cầu có thể khiến kinh tế Mỹ đối mặt với nhiều năm biến động. Nhà đầu tư có lẽ đã quá vội vã tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến thuế quan.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ