Đà giảm của JPY chậm lại, nhưng liệu Nhật Bản đã sẵn sàng cho một đồng Yên mạnh?

Đà giảm của JPY chậm lại, nhưng liệu Nhật Bản đã sẵn sàng cho một đồng Yên mạnh?

Lê Nhật Thanh

Lê Nhật Thanh

Junior Analyst

18:53 29/07/2022

Động lực bán tháo đồng yên, vốn bị thổi phồng bởi các động thái đầu cơ, suy yếu là một dấu hiệu đáng khích lệ đối với những người lo ngại về một đồng yên yếu. Nhưng việc liệu Nhật Bản có sẵn sàng chào đón một đồng yên mạnh hay không vẫn còn là một dấu chấm hỏi.

Nhật Bản có một quan điểm độc đáo về tiền tệ, đó là không phải lúc nào cũng nhìn cả khía cạnh tích cực và tiêu cực về sự mạnh và yếu của đồng Yên. Trong nhiều thập kỷ, đất nước này bị ám ảnh bởi quan điểm rằng đồng yên mạnh là có hại cho các nhà xuất khẩu vì nó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Quan điểm này vẫn tồn tại ngay cả sau nhiều năm nỗ lực đa dạng hóa và di dời các địa điểm sản xuất quanh thế giới nhằm tăng khả năng chống chọi với biến động tiền tệ. Ngược lại, đồng yên yếu được chào đón vì nó thúc đẩy lợi nhuận.

Nhưng tại sao một quốc gia lại muốn đồng tiền của mình yếu đi? Như cựu Thống đốc BOJ Masaru Hayami từng nói - và sau đó đã bị chỉ trích - một đồng tiền mạnh sẽ có lợi cho một quốc gia. Mỹ vẫn giữ lập trường đó. Một đồng tiền mạnh là sự phản ánh niềm tin toàn cầu vào sức mạnh kinh tế của đất nước và triển vọng của nó. Nó là bằng chứng cho thấy các nhà đầu tư muốn sở hữu đồng tiền.

Theo các nhà chức trách, vấn đề duy nhất đối với việc đồng yên tăng giá là nó diễn ra quá nhanh. Miễn là động thái này diễn ra một cách từ từ, đồng yên mạnh lên sẽ không bị coi là tiêu cực đối với Nhật Bản.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Từ tiết giảm lương đến bùng nổ đầu tư: Sự chuyển mình của tư duy kinh tế EU

Sau nhiều năm theo đuổi chính sách “thắt lưng buộc bụng” và tập trung vào việc cắt giảm lương để tăng khả năng cạnh tranh, châu Âu đang bước vào một kỷ nguyên kinh tế mới. Những nhân vật có tầm ảnh hưởng như Mario Draghi và Hội đồng Chuyên gia Kinh tế Đức (GCEE) đang cùng lên tiếng cho một tư duy khác: đầu tư mạnh mẽ, cải cách sâu rộng và từ bỏ những mô hình bảo vệ ngành công nghiệp lỗi thời. Sự đồng thuận mới này có thể là bước ngoặt lớn cho tương lai kinh tế của toàn khối EU.
Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?
Diệu Linh

Diệu Linh

Junior Editor

Thị trường ngày mai: Liệu sẽ ổn định hay vẫn lo ngại về ngân sách và lợi suất?

Lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến; 30 năm đạt đỉnh 5.09% do lo ngại thâm hụt liên quan đến các cuộc đàm phán dự luật ngân sách của Hoa Kỳ bị đình trệ. Thị trường ngày nay đang chờ đợi các yêu cầu trợ cấp thất nghiệp, PMI sơ bộ và bài phát biểu của Fed để tìm manh mối về xu hướng tăng trưởng và lạm phát. Bitcoin vượt ngưỡng 111,000 USD khi các nhà đầu tư tìm kiếm các giải pháp thay thế trong bối cảnh bất ổn do nợ nần gây ra đối với các tài sản truyền thống.
Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Dự luật thuế của đảng Cộng hòa phớt lờ hàng thập kỷ nghiên cứu kinh tế

Dự luật ngân sách mà đảng Cộng hòa hiện đang cố gắng thúc đẩy thông qua Hạ viện bao gồm những cắt giảm mạnh đối với hai chương trình lớn nhất giúp người Mỹ có thu nhập thấp: Medicaid và Supplemental Nutrition Assistance Program. Một phần lý do cho những cắt giảm này, ngoài việc tạo không gian cho việc cắt giảm thuế, dường như là việc sử dụng tiền công để giúp những người có thu nhập thấp là lãng phí và không hiệu quả.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ