Dù đang mất giá trầm trọng, JPY rẻ vẫn không thể trở nên hấp dẫn!

Dù đang mất giá trầm trọng, JPY rẻ vẫn không thể trở nên hấp dẫn!

10:42 07/09/2022

Hiện tại USD/JPY đang tăng mạnh do hoạt động đầu cơ, nhưng các yếu tố cơ bản vẫn đang không ủng hộ đồng Yên.

Chính sách tiền tệ, tăng trưởng chậm, sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng và khoản nợ chính phủ khổng lồ là 4 lý do khiến đồng yên mất giá đáng kể vào năm 2022. Tất cả bốn lý do đó vẫn còn đó, không thay đổi dù USDJPY đã tăng 14%. Nhưng điều tồi tệ hơn là cách duy nhất để đồng yên duy trì đà tăng là một cú sốc tăng trưởng toàn cầu khiến giá dầu lao dốc. Điều đó có thể đã xảy ra vào tháng 7, nhưng dữ liệu mới nhất một lần nữa nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ vẫn chưa tiến gần đến suy thoái. Do cuộc khủng hoảng năng lượng, kỳ vọng JPY suy yếu đang gia tăng trước nỗi lo lạm phát.

Đồng yên không phải là tài sản trú ẩn cho nỗi lo lạm phát. Nghiêm trọng hơn, Nhật Bản cũng đang đối diện với ​​lạm phát, và BOJ vẫn đang giữ nguyên chính sách tiền tệ siêu nới lỏng. Các nhà kinh tế cuối cùng cũng bắt đầu tin rằng lạm phát Nhật Bản sẽ vượt mục tiêu: dự báo lạm phát CPI sẽ đạt 2.1% năm 2022.

Trên hết, Yên là đồng tiền duy nhất còn lại trên thế giới có lợi suất âm - các trader đang được thêm tiền khi vay đồng Yên, rồi bán đồng Yên! Chính sách thay đổi có thể gây những khó khăn nhất định, nhưng với JPY, mọi thứ vẫn như ngày nào.

Tại một số thời điểm, BOJ sẽ buộc phải từ bỏ, nhưng với dữ liệu mới nhất, từ thu nhập, PMI dịch vụ, doanh số bán xe, tới xây dựng nhà ở hay niềm tin của người tiêu dùng, BoJ có vẻ sẽ muốn thấy lạm phát trên mục tiêu bền vững hơn.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Không thể có giải pháp nhanh chóng nào cho rạn nứt thương mại Mỹ - Trung

Thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang rơi vào tình trạng đình trệ nghiêm trọng, với mức thuế cao ngất ngưởng, khiến việc phục hồi không dễ dàng. Mặc dù có thể đạt được một số thỏa thuận giảm thuế, nhưng mức thuế vẫn sẽ cao hơn nhiều so với đầu năm và sẽ không thể giải quyết nhanh chóng các vấn đề cơ bản gây căng thẳng giữa hai nền kinh tế này. Những thay đổi lâu dài về mô hình tăng trưởng, cạnh tranh chiến lược và các vấn đề địa chính trị sẽ là rào cản lớn trong việc đạt được một thỏa thuận toàn diện.