Lạm phát tăng mạnh nhất 31 năm nhưng đây mới là chỉ số đáng sợ hơn đối với các hộ gia đình Mỹ

Lạm phát tăng mạnh nhất 31 năm nhưng đây mới là chỉ số đáng sợ hơn đối với các hộ gia đình Mỹ

17:30 11/11/2021

"Chi phí để nuôi con đã tăng rất mạnh", Omair Sharif, chuyên gia của Inflation Insights LLC nhận xét.

Hôm qua (10/11), Mỹ vừa công bố tỷ lệ lạm phát ở mức cao nhất trong 31 năm trở lại đây. Hiện tại vẫn đang có 1 cuộc tranh luận lớn về việc liệu lạm phát chỉ là tạm thời hay sẽ là xu hướng lâu dài. Tuy nhiên, có một thực tế không ai có thể chối cãi và tác động sát sườn đến cuộc sống hàng ngày của người Mỹ: chi phí ăn uống và may mặc của các hộ gia đình đang tăng lên.

Xét về khía cạnh này, những con số mới nhất thật sự đáng báo động. Trong tháng 10 chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tăng trưởng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ 1990 và cao hơn nhiều so với các dự báo được đưa ra trước đó. Tuy nhiên, nếu nhìn vào một vài nhóm hàng liên quan đến các gia đình trẻ thì tình hình còn tồi tệ hơn.

"Chi phí để nuôi con đã tăng rất mạnh", Omair Sharif, chuyên gia của Inflation Insights LLC nhận xét. "Giá thực phẩm cho trẻ em đã tăng 7,9% so với 1 năm trước, mạnh nhất kể từ giữa năm 2008. Nhiều khả năng mức tăng của cả năm sẽ là lớn nhất từ trước đến nay".

Trong khi đó giá cả quần áo cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng tăng 7,6% so với 1 năm trước – mức tăng mạnh thứ hai trong 30 năm trở lại đây.

Lạm phát tăng mạnh nhất 31 năm nhưng đây mới là chỉ số đáng sợ hơn đối với các hộ gia đình Mỹ - Ảnh 1.

Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh các mặt hàng tạp hóa là một trong những thứ tác động mạnh nhất đến kỳ vọng lạm phát của người dân. Đó là những hàng hóa thiết yếu mà bạn không thể không mua. Tuy nhiên, chi phí nuôi con tăng mạnh cũng sẽ tạo ra áp lực lạm phát lớn và khiến bài toán điều hành chính sách lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) càng thêm hóc búa.

"Thực phẩm có chung đặc điểm với năng lượng – nhu cầu đối với 2 mặt hàng này co giãn rất ít", nhóm chuyên gia của ngân hàng Nomura viết trong nghiên cứu công bố ngày 10/11. "Giá thực phẩm tăng sẽ khiến các hộ gia đình cảm thấy thu nhập khả dụng giảm xuống và làm giảm nhu cầu đối với các hàng hóa, dịch vụ khác. Cuối cùng niềm tin tiêu dùng bị ảnh hưởng và khiến lực cầu giảm".

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ