Liệu Bitcoin có thể chấm dứt thời kỳ thống trị của đồng đô la Mỹ?

Liệu Bitcoin có thể chấm dứt thời kỳ thống trị của đồng đô la Mỹ?

Ngô Văn Thịnh

Ngô Văn Thịnh

Economic Analyst

09:24 10/12/2020

Khi đại dịch xảy ra, đồng đô la Mỹ vẫn hùng mạnh như mọi khi. Bất chấp những đồn đoán về vị thế tối cao của Mỹ, USD vẫn là phương tiện thanh toán thương mại quốc tế, là “đồng tiền dự trữ” mà hầu hết các ngân hàng trung ương nắm giữ và các quốc gia khác neo cố định đồng tiền của họ theo giá trị đồng Bạc xanh.

Trước Mỹ, chỉ có 5 đế chế từng nắm giữ vai trò “đồng tiền dự trữ” đáng thèm muốn này, trở lại đến giữa những năm 1400: Bồ Đào Nha, sau đó là Tây Ban Nha, Hà Lan, Pháp và Anh. Các triều đại đó kéo dài trung bình 94 năm. Vào đầu năm 2020, sự thống trị của đồng đô la Mỹ đã kéo dài 100 năm. Do đó bây giờ là thời điểm phù hợp để đặt câu hỏi rằng nó có thể tiếp tục trong bao lâu nữa, nhưng có một vấn đề: hiện không có đất nước nào sẵn sàng kế nhiệm.

Tuy nhiên, vẫn có vài ứng cử viên tiềm năng. Châu Âu đặt hy vọng vào đồng Euro, được ra đời vào năm 1999. Nhưng đồng tiền này đã không đạt được sự tin tưởng của thế giới, do nghi ngờ về hiệu quả của chính phủ đa quốc gia tại khu vực EU. Mong muốn của Trung Quốc đối với đồng Nhân dân tệ đã bị cản trở vì lý do ngược lại: lo ngại về sự tùy tiện trong cơ chế quản lý của đất nước này.

Do đó, các quan chức Hoa Kỳ tự tin rằng, để đối phó với các biện pháp phong tỏa do Covid-19, họ có thể in một lượng USD vô hạn mà không làm suy yếu vị thế đồng tiền tệ dự trữ của nó, cho phép nước này tiếp tục duy trì thâm hụt lớn mà không có hậu quả rõ ràng. Nhưng một lớp đối thủ mới đang xuất hiện: tiền điện tử. Hoạt động trên các mạng ngang hàng không bị quản lý bởi bất kỳ nhà nước nào, các đồng tiền điện tử như Bitcoin đang được các nhà sáng tạo của chúng coi là sự lựa chọn thay thế mang tính dân chủ, phi tập trung.

Đại dịch đã làm cho màn giới thiệu về tiền điện tử đó trông không có vẻ như chỉ là những lời cường điệu thuần túy. Lo sợ rằng các ngân hàng trung ương do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đứng đầu đang phá giá đồng tiền của họ, nhiều người đã mua Bitcoin với số lượng lớn. Giá của đồng tiền kỹ thuật số này đã tăng hơn bốn lần kể từ tháng 3, khiến nó trở thành một trong những khoản đầu tư hấp dẫn nhất của năm 2020.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2009, các nhà sáng lập Bitcoin đã mong muốn thiết lập nó thành "vàng kỹ thuật số", một kho lưu trữ giá trị đáng tin cậy cung cấp một nơi trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn. Nhưng những người nghi ngờ khó cảm thấy an toàn khi đầu tư vào một tài sản có nhiều biến động: bong bóng Bitcoin cuối cùng xuất hiện cách đây chưa đầy ba năm và biến động giá hàng ngày của nó vẫn lớn hơn vàng gấp bốn lần.

Những người hoài nghi đa số là những người không lớn lên với công nghệ kỹ thuật số. Họ có xu hướng thích vàng, thứ đã được mua để bảo vệ chống lại sự suy giảm của các đồng tiền chính trong hàng trăm năm. Trong một cuộc khảo sát gần đây, chỉ 3% số người thuộc thế hệ xưa cho biết họ sở hữu một loại tiền điện tử, so với 27% của thế hệ millennials. Tuy nhiên, những con số đó đang tăng lên và có lý do để nghĩ rằng cơn sốt Bitcoin này có nguồn gốc sâu xa hơn.

Điều này đến khi một bước ngoặt xảy ra với đồng đô la Mỹ. Năm ngoái, sau nhiều thập kỷ, các khoản nợ của Mỹ đối với phần còn lại của thế giới đã vượt quá 50% sản lượng kinh tế - ngưỡng thường báo hiệu một cuộc khủng hoảng sắp tới. Kể từ đó, với việc chính phủ tăng cường vay tiền trong tình trạng phong tỏa, những khoản nợ đó đã tăng vọt lên 67% sản lượng, nằm sâu trong vùng cảnh báo. Thời kỳ thống trị của USD có thể sẽ kết thúc khi phần còn lại của thế giới bắt đầu mất niềm tin vào khả năng thanh toán của Hoa Kỳ. Đó là cách mà các đồng tiền thống trị đã lụi tàn trong quá khứ.

Hơn nữa, Mỹ và các chính phủ lớn khác tỏ ra không mấy hào hứng trong việc kiềm chế mức thâm hụt ngày càng tăng. Việc in tiền có thể sẽ tiếp tục, ngay cả khi đại dịch qua đi. Dù tin hay không, Bitcoin sẽ hưởng lợi khi niềm tin vào các tài sản thay thế truyền thống sụt giảm.

Bitcoin cũng đang bắt đầu tham vọng thay thế đồng USD như một phương tiện trao đổi. Ngày nay, hầu hết Bitcoin được nắm giữ như một khoản đầu tư chứ không được sử dụng để thanh toán hóa đơn, nhưng điều đó đang thay đổi. Các doanh nghiệp nhỏ đang bắt đầu sử dụng Bitcoin trong thương mại quốc tế, đặc biệt là ở các quốc gia khan kiếm đồng đô la Mỹ (chẳng hạn như Nigeria) hoặc đồng nội tệ không ổn định (Argentina). Và trong những tuần gần đây PayPal và công ty con Venmo của nó đã bắt đầu lưu trữ Bitcoin với mục tiêu chấp nhận BTC dưới dạng thanh toán vào năm tới.

Đà tăng giá của Bitcoin vẫn có thể là một bong bóng tài sản khác, nhưng ngay cả khi nó nổ, làn sóng nắm giữ tiền điện tử trong năm nay vẫn là một lời cảnh báo đến các ngân hàng trung ương khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là tại Mỹ. Đừng cho rằng tiền tệ truyền thống là kho lưu trữ giá trị hay phương tiện trao đổi duy nhất mà mọi người sẽ tin tưởng. Những người hiểu biết về công nghệ sẽ không ngừng tìm kiếm các giải pháp thay thế, cho đến khi họ tìm thấy hoặc phát minh ra nó. Và việc bắt tay vào quản lý sự bùng nổ tiền kỹ thuật số, như cách một số chính phủ đang xem xét, sẽ chỉ tăng tốc cuộc cách mạng này.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ