Nhận định EUR/USD: Nord Stream hoạt động trở lại, ECB chuyển "diều hâu"

Nhận định EUR/USD: Nord Stream hoạt động trở lại, ECB chuyển "diều hâu"

Phạm Anh Vũ

Phạm Anh Vũ

Junior Analyst

16:37 02/09/2022

Đồng euro đã tìm thấy hỗ trợ sau khi Nord Stream 1 thông báo hoạt động trở lại dù chỉ ở 20% công suất.

Dữ liệu PPI trong eurozone thúc đẩy đồng euro nhưng tiêu điểm hôm nay thuộc về báo cáo NFP. Các ước tính nằm ở mức 300 nghìn việc làm mới, nhưng thậm chí mức 200 nghìn vẫn sẽ giữ cho USD ổn định khi FED dự kiến sẽ tăng lãi suất 75bps.

LỊCH KINH TẾ EUR/USD

eurusd economic calendar

XÁC SUẤT LÃI SUẤT CỦA ECB

Thị trường tiền tệ kỳ vọng một đợt tăng lãi suất 70bps vào tuần tới, cao hơn đáng kể so với mức pricing trước đó. Lạm phát hiện là trọng tâm chính của các ngân hàng trung ương và ECB cuối cùng đã nhận ra vấn đề sau khi bị tụt lại một thời gian. Đây là một khoảng thời gian khó khăn đối với ECB vì mùa đông đang đến gần và khả năng xảy ra suy thoái rất cao. ECB rõ ràng nhận thức được điều này nhưng cần thực hiện các bước cần thiết để dập tắt lạm phát trước khi đẩy kinh tế khu vực vào vùng suy thoái.

ECB interest rate probabilities

PHÂN TÍCH KỸ THUẬT

BIỂU ĐỒ EUR/USD KHUNG DAILY

eurusd daily chart

Khu vực đáng chú ý đầu tiên là giá đóng cửa ở dưới mô hình cờ giảm (màu xanh lam), báo hiệu đà giảm và có thể hướng đến đáy 0.9854. Ngoài ra, biểu đồ ghi nhận một mô hình nến inside bar tiềm năng (màu vàng) và nếu giá đóng cửa theo đúng mô hình, giá sẽ còn tiếp tục giảm.

Mức kháng cự:

  • 1.0064 (76.4% Fibonacci)
  • EMA 20 ngày (màu tím)
  • 1.0000

Mức hỗ trợ:

  • 0.9854
  • 0.9685

DailyFX

Broker listing

Cùng chuyên mục

Thị trường chao đảo do lo ngại về chính sách của Trump và nguy cơ lạm phát đình trệ
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Thị trường chao đảo do lo ngại về chính sách của Trump và nguy cơ lạm phát đình trệ

Thị trường tài chính tuần qua chứng kiến những biến động mạnh mẽ, USD suy yếu và lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt. Chính sách kinh tế thiếu ổn định của chính quyền Trump, kết hợp với nỗi lo lạm phát và thâm hụt ngân sách cao, đã tạo ra một môi trường đầy bất ổn. Trong bối cảnh này, câu hỏi lớn đặt ra là liệu chúng ta có đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ như thời kỳ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973? Hãy cùng nhìn lại những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường và các bài học từ lịch sử để hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại.
Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Tuyên bố mùa xuân của Vương quốc Anh: Né tránh Liz Truss nhưng vẫn thiếu chiến lược tăng trưởng

Chính phủ Anh cố gắng tránh lặp lại sai lầm của Liz Truss với một khuôn khổ tài khóa cứng nhắc và các biện pháp thắt chặt chi tiêu. Nhưng Tuyên bố mùa xuân cho thấy việc né tránh khủng hoảng không đồng nghĩa với tăng trưởng. Khi cải cách bị vội vã và thị trường lao động chưa sẵn sàng, chiến lược này có thể biến cơ hội thành trở ngại.
Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Công Đảng liệu còn có thể cứu vãn triển vọng tăng trưởng của nước Anh?

Công Đảng Anh đang đứng trước cơ hội cuối cùng để cứu vãn triển vọng tăng trưởng kinh tế, nhưng cánh cửa đang dần khép lại sau một bản Tuyên bố mùa xuân đầy hỗn loạn. Với thách thức tài khóa ngày càng lớn, sức ép từ thị trường trái phiếu và một Nhà Trắng khó đoán, chính phủ buộc phải đưa ra những cải cách mạnh mẽ hơn.
Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?
Nguyễn Tuấn Đạt

Nguyễn Tuấn Đạt

Junior Analyst

Liệu sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng Mỹ có thực sự đáng lo ngại?

Vào thứ Ba, khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Conference Board đã kể một câu chuyện quen thuộc: người dân lo lắng về nền kinh tế. Chỉ số khảo sát giảm xuống mức thấp nhất trong bốn năm, thấp hơn đáng kể so với mức 110 vào thời điểm Trump tái đắc cử vào tháng 11.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ