3 lý do bạn nên có vàng trong danh mục đầu tư

3 lý do bạn nên có vàng trong danh mục đầu tư

11:47 19/08/2020

Vàng có thể coi là một tài sản “độc nhất vô nhị”: bản thân vàng là một kim loại quý, khan hiếm nhưng tính thanh khoản lại cao, đó vừa là một món hàng xa xỉ nhưng cũng là một khoản đầu tư. Vàng không thuộc trách nhiệm của ai, cũng không có rủi ro đối tác. Như vậy, nó có thể đóng một vai trò cơ bản trong danh mục đầu tư.

Khi thị trường rủi ro cao, vàng là một kênh đầu tư vừa để đa dạng hóa danh mục, nhưng cũng góp phần giảm thiểu rủi ro, quản trị danh mục đầu tư. Vàng đóng vai trò như một công cụ chống lạm phát và phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Một nhà đầu tư vào vàng nhất định phải biết những thông tin sau:

1. Vàng là một tài sản bị tác động bởi nhiều yếu tố, không chỉ từ nhu cầu đầu tư.

Hiện nay, đầu tư vào vàng đã và đang trở thành xu hướng chủ đạo. Và đang trở nên phổ biến hơn: từ nhà đầu tư cá nhân đến các quỹ đầu tư, không chỉ ở những thị trường phát triển mà còn lan rộng ra các thị trường mới nổi. Nhu cầu đầu tư vào vàng trên toàn cầu tăng trưởng trung bình 18% mỗi năm kể từ đầu những năm 2000.

Các ngân hàng Trung ương cũng đã mở rộng việc sử dụng vàng như một phần dự trữ ngoại hối. Đặc biệt, lượng vàng nắm giữ tại các ngân hàng Trung ương ở thị trường mới nổi đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm gần đây.

Các yếu tố kích thích nhu cầu đầu tư vào vàng hiện nay bao gồm:

  • Tại khu vực châu Á, tầng lớp trung lưu tiếp tục tăng trưởng, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng.
  • Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, quá trình quản lý rủi ro được tập trung thay đổi và có hiệu quả rõ rệt.
  • Sau khi đánh giá lợi nhuận các danh mục đầu tư dài hạn, tỷ suất sinh lời ở mức thấp.

Thanh khoản của vàng tương đối cao. Hiện nay tại Mỹ, khối lượng giao dịch vàng lên tới hơn 200 tỷ dollar mỗi ngày. Ngoài ra, còn có các sản phẩm mới giúp nhà đầu tư tiếp cận với vàng thuận tiện hơn, chẳng hạn như chứng chỉ quỹ ETF.

Ước tính nhu cầu đầu tư vào vàng tại các khu vực trong giai đoạn 2006-2016

2. Vàng là một trong những kênh đầu tư đa dạng hóa danh mục hiệu quả nhất.

Luôn có một mức độ hoài nghi xung quanh việc đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các mối tương quan có xu hướng tăng lên cùng với sự biến động của thị trường, do các quyết định đầu tư luôn có rủi ro. Đa dạng hóa danh mục đầu tư là điều cần thiết đối với một nhà đầu tư. 

Bản chất của vàng vừa là một hàng hóa, vừa là một sản phẩm đầu tư.  Trong dài hạn, xu hướng của vàng được hỗ trợ bởi tăng trưởng thu nhập, nhưng trong ngắn và trung hạn, giá vàng có xu hướng tăng khi có những bất ổn.

Tương quan của chứng khoán Hoa Kỳ so với vàng và hàng hóa

3. Vàng là một kênh đầu tư mang lại lợi nhuận vượt trội so với các kênh đầu tư khác.

Thông thường, giới đầu tư coi vàng như “một nơi trú ẩn”, là một tài sản để nắm giữ khi rủi ro cao và bán ra khi nền kinh tế tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trên thực tế lại tác động tích cực đến nhu cầu vàng.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, nhu cầu của nhà đầu tư đối với vàng tăng cao hơn khi tình hình thị trường bất ổn, lạm phát tăng đột biến, hoặc thị trường chứng khoán suy giảm. Điều này tác động đến sự thay đổi giá vàng trong ngắn và trung hạn. Tuy nhiên, động lực dài hạn quan trọng nhất của vàng là tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trung lưu toàn cầu vẫn đang tích cực, qua đó đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng.

Trong dài hạn,lợi nhuận do vàng mang lại thường vượt trội hơn so với các kênh đầu tư khác.

Hiệu suất đầu tư vào vàng so vơi các kênh đầu tư khác

4. Kết luận

Tổng hợp các luận điểm trên, thêm vàng vào danh mục đầu tư vừa có thể mang lại tỷ suất sinh lời cao, vừa quản trị rủi ro hiệu quả.

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra, để đạt được lợi ích tối đa thì nên phân bổ đầu tư bao nhiêu vào vàng?

Dựa trên công trình nghiên cứu của Richard và Robert Michaud, các nhà đầu tư nên nắm giữ từ 2 %-10% vàng trong danh mục, như vậy có thể cải thiện đáng kể hiệu quả đầu tư. Điều này được kiểm nghiệm ngay cả trên giả định lợi nhuận trung bình hàng năm vàng mang lại ở mức khiêm tốn 2%-4% - mức thấp hơn nhiều so với thực tế khi đầu tư dài hạn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ