Báo cáo hàng quý của Kaiko Reseach về thị trường tiền điện tử

Báo cáo hàng quý của Kaiko Reseach về thị trường tiền điện tử

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

01:09 24/02/2024

Trong năm 2023, thị trường crypto đã có những biến động mạnh, mặc dù khối lượng giao dịch đã ở mức thấp nhất vào quý 2 nhưng những thông tin tích cực xoay quanh việc các quỹ ETFs Bitcoin được chấp thuận đã giúp cho thị trường sôi nổi hơn vào nửa cuối năm 2023. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn những yếu tố góp phần vào việc phục hồi mạnh mẽ của thị trường crypto trong thời gian gần đây.

Giá Bitcoin bùng nổ nhờ các quỹ ETFs

Trong Quý 4, chúng tôi đã quan sát thấy sự thay đổi thực sự trong cấu trúc thị trường. Trong suốt mùa hè, khối lượng giao dịch thấp, biến động thậm chí còn thấp hơn và thị trường dường như đang mắc kẹt trong một đợt suy giảm. Mọi thứ đã thay đổi vào giữa tháng 10 khi tin đồn thất thiệt về một ETF Bitcoin được lan truyền. Bitcoin đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ tháng 5 năm 2022 sau khi được thúc đẩy bởi những tin đồn xoay quanh việc nhiều quỹ ETF Bitcoin có tiềm năng được SEC phê duyệt. Đợt tăng giá đã nhận được nhiều sự chú ý vào tháng 11 khi khối lượng giao dịch cuối cùng cũng đã vượt qua mức trung bình trong năm. Khối lượng giao dịch tăng là một chỉ báo mạnh mẽ cho việc một đợt tăng giá nhưng vẫn cần xem liệu việc phê duyệt sẽ gây ra một đợt tăng giá một cách bền vững hay chỉ là một sự bùng nổ tạm thời.

Bitcoin là một trong những kênh đầu tư rủi ro có tăng trưởng tốt nhất trong năm nay ngay cả trong bối cảnh mà đồng USD đã mạnh mẽ hơn và lợi nhuận của các khoản đầu tư phi rủi ro cũng tăng mạnh. Chỉ số Sharpe Ratio là một thước đo lợi nhuận thu được trên một đơn vị rủi ro khi đầu tư vào một tài sản. Chỉ số Sharpe Ratio của Bitcoin vượt trội hơn hầu hết các cổ phiếu. Bên cạnh việc giá Bitcoin tăng mạnh trong năm này, điều này còn được thúc đẩy bởi sự suy giảm trong mức biến động của Bitcoin và biến kênh đầu tư này ổn định hơn trong năm qua. Cụ thể, sự giao động về giá của Bitcoin đã chạm mức thấp nhất trong nhiều năm vào mùa hè năm nay.

Các Altcoins (các loại tiền kỹ thuật số không phải Bitcoin) cũng ghi nhận đà tăng

Trong tháng 11, sự bùng nổ của Bitcoin cùng với những tín hiệu vĩ mô tích cực đã tạo điều kiện cho các altcoins tăng trưởng mạnh mẽ. Khối lượng giao dịch altcoins tăng vọt lên hơn 130 tỷ USD vào cuối tháng 12, mức cao nhất kể từ tháng 4 năm 2023. Con số này thậm chí còn nhiều hơn gấp đôi so với khối lượng giao dịch của Bitcoin. Nó được thúc đẩy một phần bởi các sàn giao dịch Hàn Quốc, nơi nổi tiếng với các hoạt động Altcoins khổng lồ. Trong khi ảnh hưởng của Binance đã giảm trong năm nay, khối lượng giao dịch Altcoins tiếp tục được thúc đẩy bởi các sàn như Bybit và OKX.

Do thị trường Hàn Quốc ưa chuộng các giao dịch Altcoins, việc tâm lý đầu tư có xu hướng tích cực hơn đã tạo điều kiện cho khối lượng giao dịch Altcoins tăng vọt ở thị trường này trong nửa sau của năm 2023. Trong quý 4, khối lượng giao dịch altcoins trên các sàn giao dịch Hàn Quốc so với các sàn khác tăng lên mức 17% so với mức 12% trong quý 1. Mức tăng này được thúc đẩy bởi sự kết hợp giữa cảm xúc tích cực về rủi ro và mức phí giao dịch thấp hơn khi mà cả Bithumb và Korbit đều triển khai chương trình khuyến mãi phí giao dịch.

Liệu ETFs có thể thúc đẩy tính thanh khoản của Bitcoin hay không?

Không thể phủ nhận thực tế là cả khối lượng giao dịch và độ sâu thị trường của tất cả các tài sản trên mọi sàn giao dịch đã ghi nhận một đợt giảm mạnh trên diện rộng sau khi FTX sụp đổ. Ngay cả đợt phục hồi thị trường mới nhất cũng không thể đưa thị trường về mức trước sự kiện FTX. Tuy nhiên, với việc các ETFs đang bắt đầu được cấp phép, có hy vọng rằng thanh khoản của thị trường có thể sớm phục hồi (mặc cho một số rủi ro có thể tác động tiêu cực). Thanh khoản có thể được cải thiện thông qua giao dịch hay thông qua các nhà tạo lập thị trường hoặc cả hai.

Sự sụp đổ của FTX đã khiến cho độ sâu thị trường của Bitcoin giảm mạnh. Không chỉ việc biến mất đột ngột của FTX làm ảnh hưởng tiêu cực đến thanh khoản mà các nhà tạo lập thị trường cũng đã đóng các vị thế trên nhiều sàn giao dịch sau những mất mát nặng nề trong bối cảnh thị trường gặp nhiều khó khăn. Độ sâu thị trường 1%, chỉ số đo lường lượng lệnh mua và bán trên sổ lệnh trong phạm vi 1% giá, đã giảm từ 580 triệu USD trên tất cả các sàn giao dịch xuống còn 210 triệu USD.

Khối lượng giao dịch vẫn chưa về mức trước sự kiện FTX

Sự kiện FTX ít ảnh hưởng lên khối lượng giao dịch hơn so với độ sâu thị trường, với mức ảnh hưởng ghi nhận được là dưới 7% của tổng khối lượng giao dịch toàn cầu. Kể từ tháng 11 năm 2022, khối lượng giao dịch đã biến động khá nhiều. Trong ba tháng đầu tiên của năm 2023, khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao trước khi suy giảm mạnh sau cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng ba và đạt mức thấp nhất trong nhiều năm vào mùa hè. Trong quý 3 và quý 4, chúng ta cuối cùng cũng được thấy sự phục hồi về khối lượng giao dịch nhưng nó vẫn duy trì ở mức thấp hơn so với trước khi FTX sụp đổ.

Khi so sánh khối lượng giao dịch với độ sâu thị trường, chúng ta có thể nhận thấy rằng độ sâu thị trường đã giảm mạnh hơn kể từ tháng 11 năm 2022 nhưng lại ít biến động hơn so với khối lượng giao dịch trong suốt năm. Điều này cho thấy rằng mức độ hoạt động của thị trường đang giữ nguyên, không có sự gia nhập mới (hoặc rời đi). Cuối cùng, ETF có thể có tác động tích cực đến cả khối lượng và độ sâu và tạo ra sự thay đổi bền vững hơn đối với kết cấu thị trường.

Kaiko

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ