Báo cáo việc làm tháng 8 đã phần nào giúp trả lời cho câu hỏi liệu Fed sẽ cắt giảm 25 hay 50 điểm cơ bản

Báo cáo việc làm tháng 8 đã phần nào giúp trả lời cho câu hỏi liệu Fed sẽ cắt giảm 25 hay 50 điểm cơ bản

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

19:47 09/09/2024

Báo cáo việc làm tháng 8 mang lại nhiều nhận định trái chiều và không thể giải quyết được cuộc tranh luận về suy thoái kinh tế mà báo cáo việc làm tháng 7 mang đến. Bảng lương non-farm dù đã tăng trưởng nhưng vẫn yếu hơn mức kỳ vọng. Dù tăng trưởng việc làm của tháng 8 đã về gần với mức tăng trưởng việc làm trung bình trong những tháng gần đây, nhưng chỉ số này đã giảm đáng kể so với mức tăng trung bình hàng tháng trong năm qua. Tuy nhiên, thu nhập theo giờ đã tăng mạnh hơn dự kiến.

Phản ứng của thị trường

Báo cáo việc làm tháng 8 mang lại nhiều kết quả trái chiều và không thể giải quyết được cuộc tranh luận về suy thoái kinh tế mà báo cáo việc làm tháng 7 đã mang đến. Tăng trưởng bảng lương phi nông nghiệp đã tăng lên 142,000 trong tháng 8 nhưng vẫn thấp hơn so với kỳ vọng, trong khi bảng lương vốn đã rất yếu của tháng 7 thậm chí đã bị điều chỉnh giảm xuống chỉ còn 89,000. Tuy nhiên, bù đắp cho sự thất vọng này là tỷ lệ thất nghiệp giảm và số giờ làm việc tăng lên. Cục Dự trữ Liên bang (Fed) dự kiến sẽ giảm lãi suất trong tháng này, nhưng dữ liệu việc làm hôm nay đã tạo ra những luồng ý kiến trái chiều về việc cắt giảm 25 hay 50 điểm cơ bản.

Bảng lương non-farm từ T1/2022 đến hiện tại

Chi tiết báo cáo

  • Tổng số bảng lương non-farm tăng thêm 142,000 trong tháng 8, thấp hơn dự kiến nhưng đã cho thấy sự phục hồi từ chỉ số yếu kém của tháng trước là 89,000 (sau khi điều chỉnh giảm từ 114,000). Dù tăng trưởng việc làm của tháng 8 đã về gần với mức tăng trưởng việc làm trung bình trong những tháng gần đây, nhưng rõ ràng đã giảm đáng kể so với mức tăng trung bình hàng tháng là 202,000 trong năm qua.
  • Lĩnh vực chứng kiến mức tăng số việc làm rõ rệt nhất là xây dựng và chăm sóc sức khỏe. Chăm sóc sức khỏe đã chiếm tỷ lệ ngày càng tăng trong tăng trưởng việc làm, mặc dù tốc độ tăng trưởng việc làm đã chậm lại với mức tăng gần đây giảm khoảng một nửa so với tốc độ trung bình hàng tháng của 12 tháng trước đó. Trong khi đó, sản xuất và công nghệ lại ghi nhận mất việc làm.
  • Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4.2%, như dự kiến, trong bối cảnh các đợt sa thải tạm thời đến từ việc đóng cửa một số các xưởng phụ tục xe hơi trong mùa hè và đến từ những vấn đề thời tiết. Với số lượng sa thải vĩnh viễn hầu như không thay đổi, cùng với việc số giờ làm việc trung bình hàng tuần tăng lên trong tháng, cả hai yếu tố này đều chỉ ra rằng nền kinh tế vẫn chưa mất đi một số lượng lớn lao động.
  • Thu nhập trung bình theo giờ đã tăng 0.4% trong tháng, cao hơn dự kiến, nâng tỷ lệ hàng năm lên thành 3.8%, tăng so với mức 3.6% của tháng trước. Tăng trưởng thu nhập vẫn duy trì tương đối mạnh mẽ bất chấp sự gia tăng nguồn cung lao động, là dấu hiệu cho thấy người lao động vẫn có một số quyền thương lượng với mức tăng thu nhập theo năm trong ba tháng ở mức khoảng 3.8%.

Triển vọng chính sách

Báo cáo việc làm tháng trước đã làm nổ ra những cuộc tranh luận về suy thoái, gây ra sự sụt giảm mạnh trên thị trường chứng khoán và làm gia tăng kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất với mức giảm 50 điểm cơ bản. Kể từ đó, bức tranh kinh tế trở nên mơ hồ hơn, với hầu hết các nhà đầu tư đang chờ báo cáo việc làm hôm nay để làm sáng tỏ câu hỏi về suy thoái và cuộc tranh luận giữa mức cắt giảm 25 điểm cơ bản so với 50 điểm cơ bản.

Thật không may, ngoài việc xác nhận rằng thị trường lao động đang hạ nhiệt, báo cáo hôm nay cung cấp rất ít sự rõ ràng về mức độ cấp bách của các hành động mạnh mẽ từ Fed. Nếu có, nó bổ sung thêm bằng chứng cho thấy, cho đến nay, sự suy yếu chỉ đến từ việc giảm nhẹ các hoạt động tuyển dụng chứ không phải là làn sóng sa thải trên diện rộng. Từ góc độ này, việc lựa chọn mức cắt giảm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC tháng 9 có thể là phương án hợp lý nhất.

Tuy nhiên, điều rõ ràng hơn là nếu không có bất kỳ lỗ hổng nghiêm trọng nào trong bảng cân đối của các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, việc nới lỏng của Fed sẽ đủ để ngăn chặn suy thoái và dường như không có gì nghiêm trọng đến mức không thể được khắc phục bởi các biện pháp kích thích chính sách.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ