Các dự báo của Fed về triển vọng kinh tế quá khác biệt, cho thấy tính bất ổn của giai đoạn này

Các dự báo của Fed về triển vọng kinh tế quá khác biệt, cho thấy tính bất ổn của giai đoạn này

17:49 13/06/2020

Triển vọng kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang không phải là quá bi quan, nhưng nó không chắc chắn, với những kỳ vọng phục hồi rất khác nhau. Nếu điều đó nghe có vẻ tương đồng với diễn biến thị trường gần đây, thì có lẽ không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Sau cuộc họp kéo dài hai ngày vào đầu tuần này, Fed đã công bố Tóm tắt các dự báo kinh tế về GDP, thất nghiệp, lạm phát và lãi suất. Các ước tính phần lớn phản ánh sự suy thoái chưa từng thấy, theo sau là những kỳ vọng về mức độ tăng trưởng sắp tới.

Cụ thể về GDP, đo lường hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và là thước đo rộng nhất cho tăng trưởng kinh tế, các số liệu trung bình trong mỗi khoảng ba năm mà các ước tính được đưa ra cho thấy sự chênh lệch lớn giữa các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang.

Trong năm 2020, kỳ vọng được đưa ra là mức giảm GDP -6.5%. Nhưng đó chỉ là điểm giữa của các dự báo nằm trong khoảng từ -10% đến -4.2%.

Sự khác biệt thậm chí còn rõ rệt hơn vào năm 2021, trong đó trung vị là mức tăng 5% nhưng phạm vi tăng từ -1% (về bản chất là sự tiếp diễn của suy thoái bắt đầu vào tháng 2 năm 2020) đến mức tăng 7%, là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất một năm kể từ năm 1984.

Khoảng cách giữa các dự báo là khá rộng

Sự đa dạng khi dự báo tương lai dường như cũng phản ánh trên thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường chứng khoán, vào thứ Năm vừa qua đã chịu sự sụt giảm tồi tệ nhất kể từ cuối tháng 3 và bây giờ đột nhiên trông chao đảo sau 2 tháng rưỡi tăng tuyệt vời. Thị trường tăng giá đi ngược lại hàng loạt các con số kinh tế đang suy giảm kèm theo mức độ thiệt hại mà đại dịch đã gây ra.

“Những quan chức Fed khá trung thực và thẳng thắn về mức độ không chắc chắn cao mà họ thấy xung quanh việc nền kinh tế đang tiến triển như thế nào, điều này rất tốt”, Kathy Jones, người đứng đầu bộ phận trái phiếu của Charles Schwab, nói về các nhà hoạch định chính sách của Fed.

“Chúng ta đều biết quý thứ hai là đáy và mọi thứ sẽ tốt hơn và thị trường đang cố gắng vượt qua điều đó”, cô nói thêm. “Nhưng tôi nghĩ rằng thị trường đã bị cuốn đi quá xa”.

Powell nhấn mạnh mức độ không chắc chắn cao

Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nhấn mạnh rằng ngay cả với tất cả các khoản cứu trợ mà ngân hàng trung ương và Quốc hội đã cung cấp, sức mạnh của sự phục hồi chủ yếu phụ thuộc vào việc kiềm chế coronavirus.

Powell thậm chí còn lưu ý vào cuối cuộc họp tuần này rằng các thông tin trong báo cáo triển vọng kinh tế nên được xem một cách thận trọng. Bởi vì rất nhiều điều chưa rõ ràng, Fed đã từ chối cung cấp bản tóm tắt hàng quý tại cuộc họp chính sách chính thức vào tháng 3 nhưng sẽ thực hiện trong tuần này mặc dù vẫn tràn ngập những câu hỏi về tương lai.

“Một số người tham gia xây dựng báo cáo nhấn mạnh rằng họ thấy nhiều con đường có khả năng hợp lý cho nền kinh tế và không thể xác định được một cách rõ ràng con đường nào có khả năng nhất.  Báo cáo Triển vọng Kinh tế là một loạt các kết quả hợp lý và không phải là một dự báo cụ thể.” Powell nói vào ngày thứ Tư.

Vào thời điểm lo ngại về đợt nhiễm Covid-19 thứ hai tăng cao, triển vọng của Fed đã kích hoạt cú trượt dốc tồi tệ vào thứ Năm. Tổng thống Donald Trump đã có phản ứng vào thứ Năm, nói rằng Fed thường là sai, mặc dù trớ trêu là dự báo năm 2021 của Fed cho tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ khi Ronald Reagan làm Tổng thống.

Fed không cung cấp công cụ chính sách bổ sung nào để giúp kéo nền kinh tế vượt qua con đường âm u phía trước, chỉ đảm bảo rằng lãi suất tham chiếu ngắn hạn sẽ vẫn ở mức gần 0 đến ít nhất là vào năm 2022.

“Báo cáo Triển vọng kinh tế cho thấy một loạt các kết quả tiềm năng đáng kể cho nền kinh tế Mỹ trong 2 năm tới”,  theo Nick Colas, đồng sáng lập của DataTrek Research. “Mặc dù vậy, Fed đã không công bố bất cứ điều gì mới ngoài đảm bảo rằng nó sẽ không sử dụng lãi suất âm.”

Các thị trường hiện tại không còn định giá về khả năng Fed sẽ sớm có lãi suất âm, bất chấp suy đoán dai dẳng rằng nó có thể đi theo hình mẫu của châu Âu và Nhật Bản nếu mọi thứ tiếp tục xấu đi.

Nhưng sự khác biệt của những kỳ vọng kinh tế giữa các quan chức đóng vai trò như một lời nhắc nhở về việc tương lai có thể xảy ra nhiều khả năng như thế nào, ngay cả khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược theo kịch bản tốt nhất.

Thị trường chứng khoán đã đặt cược theo hướng bullish về lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai nói riêng và tình trạng của nền kinh tế Mỹ nói chung. Ngay cả một Cục Dự trữ Liên bang với triển vọng không chắc chắn cũng sẽ không thay đổi nhiều điều đó.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ