Các nền kinh tế vẫn có thể sống sót sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán

Các nền kinh tế vẫn có thể sống sót sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán

Linh Đặng

Linh Đặng

Investment Analyst

16:38 22/03/2021

“Thị trường tăng giá dài hạn từ năm 2009 cuối cùng đã trở thành bong bóng lịch sử. Với định giá quá cao, bùng nổ tăng giá, phát hành điên cuồng và hành vi đầu cơ của nhà đầu tư, tôi tin rằng sự kiện này sẽ được ghi nhận là một trong những bong bóng lớn của lịch sử tài chính, cùng với bong bóng South Sea, năm 1929 và năm 2000. ” Jeremy Grantham, nhà đầu tư huyền thoại và đồng sáng lập quản lý tài sản GMO đã nhận định. Liệu nhận định của ông có chính xác và nếu như vậy thì sẽ ảnh hưởng đến thị trường như thế nào?

Các nền kinh tế thế giới có thể sống sót sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán
Các nền kinh tế thế giới có thể sống sót sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán

 

Em gửi sếp link nhé

https://www.ft.com/content/a8e8475a-c808-4552-96fb-7ce5551e338e

Định giá cổ phiếu gần với mức cao nhất mọi thời đại - Nguồn: Financial Times

Như Grantham đã chia sẻ, chúng ta có thể quan sát các triệu chứng cơ bản của sự hưng phấn điên cuồng như: số lượng các traders nghiệp dư gia tăng, các công ty từng ít tiếng tăm được chú ý và quan tâm, giá các tài sản đầu cơ như Bitcoin hay các doanh nghiệp như Tesla tăng mạnh, hoặc sự xuất hiện của Spacs (Special-purpose acquisition company: Công ty phục vụ mục đích đặc biệt) nhằm mua lại các công ty chưa niêm yết và theo đó xoay quanh IPO (chào bán lần đầu ra công chúng). Đây là những phiên bản hiện đại quy mô lớn của những công ty được cho là tạo ra thời kỳ bong bóng South Sea đầu thế kỷ 18. Bong bóng South Sea đã kết thúc một cách tồi tệ. Liệu lần này sẽ khác chứ?

Mức tăng vượt trội có thể được tính toán trong chỉ số Giá/Thu nhập được điều chỉnh theo chu kỳ, được phát minh bởi Robert Shiller. Chỉ số này đang ở mức cao nhất mà trước đây chỉ thấy vào cuối những năm 1920 và cuối những năm 1990. Tuy nhiên, như tôi đã lưu ý vào tháng 12 năm 2020 và như Shiller trước đó, điều này có thể được lý giải trong bối cảnh lãi suất danh nghĩa và thực tế cực thấp.

Lợi suất trái phiếu thấp hỗ trợ giá cổ phiếu Mỹ - Nguồn: Financial Times

Thị trường nhạy cảm với lãi suất tăng mạnh. Nhưng sự gia tăng có hợp lý không? Có: sự gia tăng của lợi suất trái phiếu chính phủ dài hạn gần đây có thể đi xa hơn. Như OECD tuyên bố: “Triển vọng kinh tế toàn cầu đã được cải thiện rõ rệt trong những tháng gần đây, nhờ việc triển khai các loại vắc xin, hỗ trợ chính sách tài khóa bổ sung tại một số quốc gia và dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế đang ứng phó tốt hơn với các biện pháp ngăn chặn đại dịch." Đây là một tin tốt. Nhưng nếu kết quả là, chính sách tiền tệ thắt chặt sớm hơn và lợi suất tăng cao hơn dự kiến, thì tin tốt đó có thể là tin xấu cho thị trường.

Khi một sự điều chỉnh của thị trường làm tổn thương các nhà đầu tư, liệu nó có quan trọng nhiều như vậy đối với toàn bộ nền kinh tế? Paul Samuelson đã khẳng định: “The stock market has forecast nine of the last five recessions” (Thị trường chứng khoán đã dự báo chín trong số năm cuộc suy thoái gần nhất). Thị trường điều chỉnh không hoàn toàn ngụ ý suy thoái kinh tế. Một sự sụp đổ của thị trường chứng khoán sẽ chỉ tàn phá nền kinh tế nếu các nhà hoạch định chính sách để nó làm như vậy - như sụp đổ năm 1929. Kết quả sau đó thật thảm khốc chỉ vì phản ứng của các nhà hoạch định chính sách ngu ngốc.

Thị trường chứng khoán giảm mạnh trong quá khứ - Nguồn: Financial Times

Có hai cách mà thị trường chứng khoán điều chỉnh theo Grantham dự báo liên quan đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Đầu tiên, nếu bản thân nó là một cú sốc đủ lớn gây ra suy thoái kinh tế. Điều này rất khó xảy ra: hiệu ứng tài sản (Wealth effects) của thị trường chứng khoán giảm đối với chi tiêu mặc dù có nhưng rất khiêm tốn.

Thứ hai, nếu sự sụp đổ là một phần của sự gia tăng lạm phát như đã thấy trong những năm 1970, hoặc của một cuộc khủng hoảng tài chính được kích hoạt bởi làn sóng phá sản và sự thất bại của các tổ chức tài chính, như đã xảy ra vào những năm 1930 và đe dọa tái diễn vào năm 2008. Cả hai đều không thể được loại trừ hoàn toàn.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán trong quá khứ - Nguồn: Financial Times

Hậu quả đối với lạm phát giá cả và tiền lương sau Covid-19 có thể mạnh hơn so với dự đoán thông thường. Đây là rủi ro lớn hơn so với hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, hiện nay vẫn là một con số khiêm tốn.

Các cuộc kiểm tra căng thẳng của các ngân hàng trung ương và IMF đối với tổ chức tài chính cốt lõi cho thấy hành động mạnh mẽ của những tổ chức này. Nhưng những kênh khác có thể dẫn đến tình trạng hỗn loạn tài chính. Một là mức độ mắc nợ cao của doanh nghiệp phi tài chính từ các quốc gia thu nhập cao; vấn đề khác là cú sốc từ những người đi vay với nguồn vốn tài trợ bằng đô la. Sự kết hợp giữa việc nới lỏng tài khóa khổng lồ của Mỹ với thắt chặt tiền tệ mạnh hơn dự kiến ​​có thể gây ra bất ổn cho các nền kinh tế mới nổi. Điều này đã xảy ra trước đây, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng nợ những năm 1980.

Chi phí vay thấp - Nguồn: Financial Times

Tóm lại, thị trường chứng khoán có thể điều chỉnh khi Covid-19 được kiểm soát, các nền kinh tế bình thường hóa và lãi suất tăng. Tuy nhiên, bản thân nó không phải là điều đáng lo ngại, đặc biệt là khi tác động của nền kinh tế mạnh hơn dự kiến ​​và lãi suất cao hơn kỳ vọng sẽ bù trừ lẫn nhau.

Nghiêm trọng hơn nhiều là khủng hoảng nợ gây thiệt hại cho các tổ chức cốt lõi, đóng băng thị trường và tạo ra phá sản hàng loạt. Thật may khi các công cụ cho các nhà hoạch định chính sách có sẵn. Tuy nhiên, lạm phát và lãi suất cao bất ngờ có thể gây bất ổn đáng kể cho nền kinh tế thế giới trong một thời gian.

Trái phiếu thị trường mới nổi bị bán tháo trong năm nay - Nguồn: Financial Times

Trong dài hạn, nền kinh tế thế giới sẽ ít mong manh hơn nếu chi tiêu ít phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ tích cực và nợ tư nhân tích lũy lớn. Có ba cách: (i) cải thiện các biện pháp khuyến khích đầu tư tư nhân; (ii) đầu tư công hiệu quả cao và bền vững, và (iii) phân phối lại thu nhập từ những người tiết kiệm thu nhập cao đến những người chi tiêu thu nhập thấp.

Những gì chúng ta muốn là một nền kinh tế thế giới, trong đó Grantham có thể đúng về triển vọng sụp đổ của thị trường chứng khoán - nhưng điều đó không thực sự quan trọng. Chúng ta cũng nên kỳ vọng một nền kinh tế thế giới mà lãi suất danh nghĩa và thực có thể tăng mạnh, khi các nền kinh tế mạnh lên và lạm phát tăng, nhưng tất cả những điều này diễn ra khá tốt. Đây thậm chí có thể là thế giới mà chúng ta đang sống. Vài năm tới có thể sẽ diễn ra nếu chúng ta hành động như vậy.

Financial Times

Xem thêm các chủ đề: #...

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ