Charlie Munger: Lạm phát nguy hiểm chỉ sau “chiến tranh hạt nhân”

Charlie Munger: Lạm phát nguy hiểm chỉ sau “chiến tranh hạt nhân”

16:41 17/02/2022

Trong cuộc phỏng vấn với Yahoo Finance vào ngày 16/02, huyền thoại đầu tư Charlie Munger cảnh báo về mối nguy cơ tiềm tàng của lạm phát tới nền kinh tế Mỹ.

Dẫn lại hàng loạt ví dụ từ đế chế Roma cho đến Adolf Hitler và Mỹ Latinh, ông Charlie Munger – Phó Chủ tịch của Berkshire Hathaway và là cánh tay phải của Warren Buffett – nhận định: "Lạm phát là vấn đề rất nghiêm trọng, bạn có thể nói rằng nó là yếu tố giết chết các nền dân chủ".

Ông lưu ý rằng: "Sau nhiều năm lạm phát cao, toàn bộ Đế chế Rome sụp đổ. Vì vậy, tình thế hiện nay là mối nguy dài hạn lớn nhất mà chúng ta phải đối mặt, ngoài chiến tranh hạt nhân".

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng trưởng 7.5% so với cùng kỳ, mức tăng mạnh nhất trong gần 40 năm và đà tăng diễn ra trên diện rộng cả về hàng hóa lẫn dịch vụ. Con số tháng 1/2022 cũng cao hơn nhiều so với mức 7% của tháng 12/2021.

Sau đó trong cuộc họp thường niên của tờ Daily Journal – công ty xuất bản và công nghệ của ông Munger, nhà đầu tư huyền thoại này còn lưu ý ông cũng không rõ tình hình rồi sẽ ra sao nhưng "chúng ta đang chơi đùa với rắc rối nghiêm trọng". Ông dẫn lại trường hợp của Nhật Bản, cho rằng xứ sở mặt trời mọc đã bị tác động nặng nề vì quản lý lạm phát một cách sai lầm.

Trong suốt cuộc thảo luận, ông Munger cũng cảnh báo về cách Chính phủ Mỹ phản ứng với lạm phát. Ông cho rằng những gói kích thích mà Chính phủ đưa ra trong đại dịch Covid-19 “là lớn nhất trong lịch sử của nước Mỹ”.

Các chuyên gia cũng cảnh báo việc Chính phủ Mỹ và Fed bơm các gói kích thích đã cứu nền kinh tế, nhưng cũng thúc đẩy lạm phát tăng mạnh. Bên cạnh đó, các yếu tố như rối loạn chuỗi cung ứng và nhu cầu dồn nén cũng kéo lạm phát tăng mạnh. Một số còn cho rằng các doanh nghiệp đang tận dụng tình thế hiện tại để nâng giá sản phẩm và từ đó càng thúc đẩy lạm phát.

Ông Munger cho rằng Chính phủ Mỹ “có lẽ đã làm hơi quá trớn, họ bơm quá nhiều tiền và quá nhanh đến nỗi các nhà hàng không xoay sở đủ số nhân viên để phục vụ khách hàng”. Nhận xét này có vẻ giống với ý kiến rằng hỗ trợ lớn của chính phủ trong đại dịch đã khiến một số người từ chối quay trở lại lực lượng lao động.

"Nhưng tôi không chỉ trích phản ứng của Chính phủ. Thật khó để đưa ra những quyết định này khi đang chịu áp lực", ông nói.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ