Chiến thắng của Biden sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy sang châu Á

Chiến thắng của Biden sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu tư chảy sang châu Á

Đỗ Duy Đạt

Đỗ Duy Đạt

Associate Manager, FX G7

16:50 10/11/2020

Việc châu Á thoát khỏi tình trạng phong tỏa Covid-19 nhanh hơn đã giúp họ thu hút dòng vốn đầu tư so với các thị trường mới nổi khác. Giờ đây, chiến thắng Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể sẽ đẩy nhanh xu hướng này.

Các nhà đầu tư và nhà phân tích từ State Street Global Markets đến JPMorgan Chase & Co. đang dự đoán Nhà Trắng dưới thời Biden sẽ có lập trường mềm mỏng hơn về thương mại với Bắc Kinh, đánh bóng sức hấp dẫn của các cường quốc xuất khẩu ở Bắc Á ngay khi khẩu vị rủi ro đang trở nên tích cực. Trong khi Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc là những nước đầu tiên dỡ bỏ các biện pháp hạn chế về đại dịch, thì Mỹ Latinh, Châu Âu, Trung Đông và một số khu vực của Châu Phi vẫn đang phải vật lộn với Covid-19.

Châu Á đã thống trị dòng vốn đầu tư chảy vào các quỹ ETF thị trường mới nổi trong năm nay

Chiến thắng của Tổng thống mới đắc cử Joe Biden đã được các thị trường đón nhận vì nó mang đến câu chuyện về mong muốn hòa giải, ngoại giao và hợp tác quốc tế,” Daniel Gerard, nhà chiến lược đa tài sản cao cấp tại State Street cho biết. “Châu Á, đặc biệt là các thị trường mới nổi ở Châu Á, sẽ là người hưởng lợi nhiều nhất từ môi trường hiện tại do việc xử lý đại dịch tốt hơn, công nghệ tiên tiến và tập người tiêu dùng đang hồi phục cũng như câu chuyện thương mại toàn cầu đang dần hồi phục.”

Châu Á đã thống trị dòng vốn đầu tư chảy vào các quỹ ETF thị trường mới nổi trong năm nay, nhận được 8.4 tỷ USD, phần lớn trong số đó được chuyển đến Trung Quốc và Đài Loan, theo dữ liệu của Bloomberg. Để so sánh, các nhà đầu tư đã bỏ 671 triệu USD vào các quỹ ETF Mỹ, trong khi khu vực EMEA đã ghi nhận dòng vốn chảy ra khoảng 736 triệu USD.

“Hệ quả của việc thâm hụt ở Mỹ ngày càng lớn, chính sách đối ngoại dễ đoán hơn và lợi suất trái phiếu thấp hơn là một đồng USD suy yếu,” Kerry Craig, chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management ở Melbourne, cho biết.

“Khi kết hợp với thành công trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 và sự phục hồi liên tục trong chu kỳ sản xuất và hàng hóa toàn cầu, điều này là tín hiệu tốt cho các thị trường đã hoạt động tốt trong năm nay: Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc.”

Ít thù địch hơn

Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã xấu đi kể từ khi Donald Trump đắc cử vào năm 2016. Ông lao vào cuộc chiến thuế quan, áp đặt các hạn chế đối với các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, đe dọa cắt đứt các liên kết tài chính và đóng cửa lãnh sự quán của Trung Quốc tại Houston. Mặc dù các mối quan hệ được cho là sẽ không còn dễ xảy ra xích mích như trước đây, nhưng chính quyền Biden có thể tỏ ra dễ đoán hơn và ít thù địch hơn chính quyền Trump.

“Thị trường Trung Quốc và giá tài sản có thể sẽ được hưởng lợi từ việc các yếu tố không chắc chắn giảm bớt,” các nhà kinh tế của Citigroup Inc. do Li-gang Liu dẫn đầu cho biết. “Kỳ vọng về việc dỡ bỏ một phần thuế quan và giảm nhẹ các lệnh trừng phạt công nghệ có thể sẽ thúc đẩy tâm lý kinh doanh và đầu tư sản xuất ở Trung Quốc.”

Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã có mức tăng lớn thứ hai trong năm nay trong số các đồng tiền của thị trường mới nổi, tiếp theo là đồng Peso của Philippines và đô la Đài Loan. Thị trường chứng khoán của Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc cũng nằm trong số những tài sản hoạt động tốt nhất vào năm 2020, với lợi nhuận khoảng 15% tính theo đồng USD.

Châu Á là khu vực duy nhất có dự báo thu nhập đã phục hồi hoàn toàn sau cú sốc Covid-19

Việc phát triển và triển khai thành công vắc-xin Covid-19 có thể là một bài kiểm tra với việc phân bổ dòng vốn đầu tư ở châu Á trong bối cảnh khu vực này đang xử lý đại dịch tương đối tốt hơn và mang lại lợi ích cho các thị trường mới nổi nói chung.

Tuy nhiên, khi nói đến các yếu tố cơ bản, châu Á là khu vực duy nhất có dự báo thu nhập đã phục hồi hoàn toàn sau cú sốc Covid-19 và chuyển sang tích cực trong năm, theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp.

Điều đó cũng khiến các quốc gia đang phát triển ở châu Á có tỷ lệ “price-to-earnings” đắt nhất so với các khu vực khác kể từ tháng 9.

“Thị trường Châu Á sẽ tiếp tục hoạt động tốt”, Paul Sandhu, Trưởng bộ phận giải pháp định lượng đa tài sản và tư vấn khách hàng cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương của BNP Paribas Asset Management có trụ sở tại Hồng Kông cho biết. “Bên cạnh triển vọng tăng trưởng chung ở châu Á, xu hướng đa dạng hóa cho thấy các nhà đầu tư đang chuyển từ các thị trường phát triển hơn sang các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục. Châu Á đang là thị trường hấp dẫn nhất trong số các thị trường mới nổi hiện nay, nó sẽ chiếm được một phần đáng kể trong dòng vốn đầu tư đó.”

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ