Chuỗi cung ứng vẫn rối loạn vì biến chủng Delta, giá cước tăng vọt

Chuỗi cung ứng vẫn rối loạn vì biến chủng Delta, giá cước tăng vọt

16:41 26/08/2021

Trong tháng 8, Trung Quốc tạm thời đóng cửa một phần cảng Ninh Ba - cảng container lớn thứ 3 thế giới - trong hai tuần sau khi phát hiện ca mắc liên quan đến chủng Delta.

Theo Bloomberg, các nhà sản xuất đang lao đao vì tình trạng thiếu hụt linh kiện, nguyên liệu sản xuất trong khi chi phí năng lượng bị đẩy lên cao. Họ bị cuốn vào những cuộc đấu giá để giành chỗ trên tàu hàng. Do đó, giá cước vận tải biển tăng vọt, buộc các nhà sản xuất tăng giá sản phẩm hoặc tạm ngừng xuất khẩu.

“Chúng tôi không có đủ linh kiện và container. Chi phí vận tải biển cũng tăng rất cao”, ông Christopher Tse - CEO Musical Electronics (Hong Kong) - than thở. Công ty của ông Tse chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ loa Bluetooth cho đến khối rubik.

Ông Tse cho biết từ tháng 3, chi phí nam châm sử dụng trong đồ chơi xếp hình của Musical Electronics tăng khoảng 50%. Chi phí sản xuất tăng khoảng 7%. “Tôi không biết các doanh nghiệp có thể kiếm lãi từ việc sản xuất khối rubik nữa hay không vì giá nguyên liệu liên tục tăng”, ông Tse nói.

Việc Trung Quốc quyết tâm đạt 0 ca mắc Covid-19 có nghĩa là chỉ một vài ca cũng có thể dẫn tới gián đoạn thương mại. Trong tháng 8, Trung Quốc tạm thời đóng cửa một phần cảng Ninh Ba - cảng container lớn thứ 3 thế giới - trong hai tuần sau khi phát hiện ca mắc liên quan đến chủng Delta.

Tương tự, đầu năm nay, các cầu cảng ở Thâm Quyến đã ngừng hoạt động vì ghi nhận chùm ca mắc Covid-19.

“Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển và thiếu năng lực vận chuyển container có thể kéo dài sang quý IV, thậm chí là tới giữa năm 2022”, ông Hsieh Huey-chuan - Chủ tịch Evergreen Marine Corp, hãng vận tải biển lớn thứ 7 thế giới - dự báo. “Nếu đại dịch không được ngăn chặn một cách hiệu quả, tình trạng tắc nghẽn có thể trở thành bình thường mới”, ông bi quan.

“Hiện các hãng vận tải container từ chối ký kết thỏa thuận dài hạn. Hầu hết giao dịch được thực hiện theo giá thời gian thực”, ông Jason Lo - CEO Johnson Health Tech - cho biết. Ông Lo thừa nhận không thể ước tính chi phí vận chuyển và lên kế hoạch tài chính.

Đối với các nhà máy châu Á bên ngoài Trung Quốc, vấn đề còn tồi tệ hơn khi nhiều công ty Trung Quốc sẵn sàng trả giá cao hơn giá thị trường để vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, các cảng bên ngoài Trung Quốc gần như đã hết chỗ chứa.

Dữ liệu từ Drewry World Container Index chỉ ra chi phí vận chuyển container từ châu Á đến châu Âu cao hơn khoảng 10 lần so với hồi tháng 5/2020. Tương tự, chi phí vận chuyển từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến Los Angeles (Mỹ) tăng hơn 6 lần.

HSBC Holdings nhận xét chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên mong manh đến mức chỉ một tai nạn nhỏ cũng có thể “trầm trọng hóa những tác động xung quanh”. Sự lan rộng của biến chủng Delta, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á đang gây khó khăn cho nhiều nhà máy sản xuất.

Ngay cả những tập đoàn lớn như Toyota cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Báo cáo tháng 8 cho thấy nhà sản xuất xe hơi sẽ dừng hoạt động tại 14 nhà máy trên khắp Nhật Bản và cắt giảm 40% sản lượng.

Đồng thời, các công ty ở Anh cũng vật lộn với mức tồn kho thấp kỷ lục và giá bán lẻ tăng với tốc độ chóng mặt kể từ tháng 11/2017. Tương tự, các doanh nghiệp tại châu Âu cũng chật vật bởi thiếu hụt kim loại, nhựa, chất bán dẫn và các hàng hóa khác.

Link gốc tại đây.

 

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ