Có hay không việc PBoC lưu trữ Vàng tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York?

Có hay không việc PBoC lưu trữ Vàng tại Ngân hàng dự trữ liên bang New York?

16:09 16/06/2020

Thị trường đang rộ lên tin đồn về việc ngân hàng trung ương Trung Quốc lưu trữ vàng thỏi tại cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ, chi nhánh New York. Nếu đúng, điều này sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo phân tích của tôi thì thông tin này không chính xác.

Một tin đồn cũ xuất hiện trở lại vào tháng 5 năm 2020, trên trang tin tức Thời báo Hoàn cầu (Global Times). Một nhà phân tích Trung Quốc khi được tham vấn bởi Thời báo Hoàn cầu, tuyên bố Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) có một lượng vàng được lưu trữ tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (FRBNY). Trích từ bài viết trên tờ Thời báo Hoàn cầu: “một nhà phân tích (Dong Dengxin) cho biết có nguy cơ Mỹ sẽ đóng băng tài sản của Trung Quốc, bao gồm cả lượng vàng dự trữ. Dong đề nghị các cơ quan quản lý giảm tỷ trọng nắm giữ Kho bạc Hoa Kỳ trong giỏ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc và vận chuyển số vàng được cất giữ ở Mỹ trở lại Trung Quốc càng sớm càng tốt.”

Lần đầu tiên tôi biết đến tin đồn này là vào năm 2013, trên trang web của một trong những người tổ chức tín dụng lớn nhất Trung Quốc: Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC). Theo đó, nhà phân tích Liu Zhongbo từ ABC tuyên bố: Thống kê cho thấy Trung Quốc có ít nhất 600 tấn vàng được gửi tại Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có các trang web và blog khác đề cập đến con số 600 tấn.

Thật đáng tiếc, tôi đã không thể liên lạc được với nhà phân tích được trích dẫn trên Thời báo Toàn cầu (Dong Dengxin), cũng như nhà phân tích Liu Zhongbo của ABC. Tôi cũng không thể tìm thấy số liệu thống kê chính thức chứng minh số vàng thuộc sở hữu của PBoC hiện đang ở New York. Tuy nhiên, tôi đã thu thập được 1 số thông tin tình báo có giá trị từ các nguồn khác mà tôi có ở Trung Quốc đại lục. Cùng với dữ liệu từ Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc (SAFE), tôi đi đến đến kết luận rằng PBoC không lưu trữ vàng tại FRBNY.

Một trong những nguồn tin của tôi, một cựu giao dịch viên kim loại quý tại ICBC, nói với tôi rằng rất khó có khả năng ngân hàng trung ương Trung Quốc cất giữ vàng tại Mỹ. Cần phải lưu ý rằng đây là nguồn tin rất đáng tin cậy, bởi quý ông này là người đã từng trực tiếp thực hiện các giao dịch vàng cho ICBC- 1 trong những ngân hàng giao dịch vàng thay mặt cho Ngân hàng nhân dân Trung Hoa. Ngoài ra những luận điểm của anh ấy cũng hết sức logic.

Trước hết, Hoa Kỳ chưa bao giờ là đồng minh của chế độ Trung Quốc hiện tại, thậm chí là hoàn toàn ngược lại. Trung Quốc chắc chắn sẽ luôn cố gắng để không lưu trữ vàng ở New York.
Thứ hai, Trung Quốc có lượng dự trữ ngoại hối dồi dào, do đó, họ không cần lưu trữ vàng ở phương Tây, nhằm mục đích hoán đổi hoặc bán lấy đô la khi có vấn đề về cán cân thanh toán. Họ có thể trực tiếp sử dụng dự trữ ngoại hối của mình.

Vào những năm 1980, PBoC thỉnh thoảng đã vận chuyển vàng đến London để bán lấy đô la và các loại tiền tệ khác (nguồn dưới đây). Điều này cho thấy rằng PBoC không lưu trữ vàng vĩnh viễn ở phương Tây vào thời điểm đó. Kể từ cuối những năm 1990, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng đáng kể, điều này đã loại bỏ sự cần thiết phải lưu trữ vàng ở London hoặc New York.

Chúng ta đều biết rằng trong những năm 1970, Trung Quốc đã đẩy mạnh khai thác vàng trong nước vì một số lý do. Lý do quan trọng nhất là để có được lượng ngoại hối, để cải cách nền kinh tế kế hoạch khép kín của họ. Kể từ năm 1978, Hội đồng Nhà nước quyết định cấp phép cho các cá nhân được khai thác vàng , khiến hàng chục ngàn nông dân Trung Quốc thay thế máy cày của họ bằng những khay đãi vàng. Toàn bộ lượng vàng được khai thác trong nước sau đó bị buộc phải bán lại cho PBoC, định chế độc quyền tại thị trường vàng Trung Quốc cho đến khi Sở giao dịch vàng Thượng Hải được xây dựng vào năm 2002.

Sản lượng khai thác vàng nội địa tại Trung Quốc tăng mạnh từ thập niên 70

Vào năm 1983, PBoC đã vận chuyển ít nhất 120 tấn vàng đến London để đổi lấy đô la. Thông qua các giao dịch bán vàng này, Trung Quốc bắt đầu xây dựng dự trữ ngoại hối (xem biểu đồ bên dưới). Kể từ đó, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã tăng đáng kể. Do đó, theo quan điểm của tôi, PBoC không lưu trữ vàng ở New York. Tuy nhiên, nếu tôi tìm thấy bất kỳ bằng chứng chứng minh ngược lại, tôi sẽ ngay lập tức thông báo cho các bạn.

Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ