Cơn ác mộng đối với các ngân hàng trung ương sẽ còn kéo dài tới bao giờ?

Cơn ác mộng đối với các ngân hàng trung ương sẽ còn kéo dài tới bao giờ?

Nguyễn Thu Thủy

Nguyễn Thu Thủy

Junior Analyst

23:00 27/12/2022

Uy tín của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đã bị tổn hại nghiêm trọng trong năm 2022 và điều này có thể vẫn sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới

Cổ phiếu, trái phiếu, tín dụng và tiền điện tử đều là những nỗi ám ảnh của thị trường trong năm 2022. Tuy nhiên, tổn thất lớn nhất trong năm nay phải kể đến đó là danh tiếng của các ngân hàng trung ương lớn. Dự báo lạm phát của họ đã không chính xác kể từ sau sự bùng phát của đại dịch coronavirus và cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Những động thái phản ứng đối với xu hướng tăng của giá cả cũng là vô cùng chậm trễ.

Lối suy nghĩ truyển thống của các ngân hàng trung ương cho rằng cần phải loại bỏ tác động từ cú sốc nguồn cung năng lượng cũng như sự đứt gãy của chuỗi cung ứng bởi những tác động của chúng chỉ là nhất thời đối với sản lượng tiềm năng của nền kinh tế.

Tuy nhiên, rõ ràng là các cú sốc về nguồn cung và lạm phát do các yếu tố như phi toàn cầu hóa gây ra sẽ dẫn đến sự suy giảm sản lượng tiềm năng trong dài hạn. Trong những trường hợp như vậy, các nhà điều hành chính sách tiền tệ phải thắt chặt để điều chỉnh nhu cầu phù hợp với năng lực sản xuất thấp hơn. Một trong những bài học về lạm phát do chi phí đẩy của thập niên 1970 sau đợt tăng giá dầu đầu tiên là những cú sốc từ phía cung cũng có thể phá vỡ mức kỳ vọng lạm phát và gây ra tác động lần nữa trên thị trường lao động.

Những sai lầm trong chính sách tiền tệ gần đây có thể phản ánh sự "đãng trí" của một thế hệ. Rất ít lãnh đạo ngân hàng trung ương ngày nay từng trải qua cú sốc giá dầu vào những năm 1970. Sự tự tin thái quá sau nhiều thập kỷ với mức lạm phát thấp có thể là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới quan điểm của các nhà điều hành.

Phó chủ tịch Fed Lael Brainard đã chỉ ra một loạt cú sốc kéo dài đối với nguồn cung lao động, hàng hóa và các đầu vào quan trọng như chất bán dẫn. Điều này làm lu mờ sự khác biệt giữa một cú sốc nhất thời và một cú sốc mãn tính đối với sản lượng tiềm năng.

Tất cả những điều này đã dẫn đến việc các ngân hàng trung ương mất quyền lực. Đồng thời, việc thắt chặt chính sách chậm trễ của họ đang gây bất lợi cho bảng cân đối kế toán của chính họ vì việc tăng lãi suất tạo ra khoản lỗ lớn trên thị trường đối với danh mục đầu tư trái phiếu khổng lồ được tích lũy trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009.

Không phải tất cả các ngân hàng trung ương sẽ buộc phải báo cáo những tổn thất này vì thông lệ báo cáo rất khác nhau. Nhiều người cho rằng các NHTW không phải là những tổ chức theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận và họ có thể hoạt động tốt với vốn chủ sở hữu âm. Họ không thể phá sản vì họ có khả năng in tiền.

Tuy nhiên cũng có thời điểm thị trường lo sợ rằng sự yếu kém về tài chính có thể dẫn đến tình trạng lạm phát cao hoặc siêu lạm phát. Việc dựa vào Bộ tài chính để huy động vốn có thể làm giảm sự độc lập của các ngân hàng trung ương kể từ cuộc khủng hoảng tài chính (tất nhiên là ngoại trừ Ngân hàng Trung ương Anh vì ngân hàng này đã yêu cầu và được Bộ Tài chính bồi thường cho những tổn thất phát sinh trong cuộc khủng hoảng).

Bởi vì tình trạng của các nền kinh tế phát triển là không rõ ràng, nên có nguy cơ tiền tệ trở nên quá mức cần thiết hoặc không cần thiết. Một cuộc suy thoái vào năm 2023 có thể làm lộ ra những lỗ hổng tài chính do thời gian lãi suất cực thấp kéo dài, và kích thích các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bất chấp rủi ro.

Các ngân hàng trung ương tin rằng trong khi bảng cân đối ngân hàng đã tăng lên kể từ cuộc khủng hoảng thì rủi ro đã chuyển sang khu vực tài chính phi ngân hàng. Điều này là có cơ sở, cụ thể như việc tích lũy đòn bẩy trong hệ thống hưu trí của Vương quốc Anh được tiết lộ bởi cuộc khủng hoảng lợi suất TPCP vào tháng 9.

Tuy nhiên, có những rủi ro ngoại bảng đáng kể và không rõ ràng trong cả lĩnh vực tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, đặc biệt là đối với khoản nợ bằng đồng đô la trong các hợp đồng hoán đổi ngoại hối, hợp đồng tương lai và hoán đổi tiền tệ. Claudio Borio, Robert McCauley, và Patrick McGuire lập luận trong một báo cáo cho Ngân hàng Thanh toán Quốc tế rằng 85 nghìn tỷ đô la chưa thanh toán trong các cam kết thanh toán bằng đô la trong các công cụ này vượt quá lượng tín phiếu kho bạc Mỹ, hợp đồng mua lại và thương phiếu cộng lại.

Các nghĩa vụ thanh toán đã tăng lên nhanh chóng kể từ cuộc khủng hoảng tài chính, chủ yếu là với kỳ hạn tương đối ngắn và thường có sự không khớp về thời điểm đáo hạn. Nhu cầu tái đầu tư dẫn đến việc tài trợ bằng đồng đô la bị siết chặt, như đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính và vào tháng 3 năm 2020 khi bắt đầu đại dịch. Các nghĩa vụ thanh toán bằng đô la này không xuất hiện trên bảng cân đối kế toán và không có trong thống kê nợ tiêu chuẩn. Điều này rõ ràng là nguyên nhân gây nên sự rắc rối.

Hiện tại, những người tham gia thị trường tin rằng chính sách "thắt chặt hơn trong thời gian dài hơn" của các ngân hàng trung ương sẽ khiến lợi suất trái phiếu tăng và cổ phiếu giảm. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính, các ngân hàng trung ương có cảm thấy bắt buộc phải tiếp tục mua tài sản để hỗ trợ thị trường và các tổ chức tài chính hay không, đồng thời làm suy yếu lập trường chống lạm phát của họ.

Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ