Cùng điểm lại những dự báo đối với thị trường trong năm 2021 dưới lăng kính vĩ mô

Cùng điểm lại những dự báo đối với thị trường trong năm 2021 dưới lăng kính vĩ mô

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

20:33 01/07/2021

Năm 2021 đã đi qua được nửa chặng đường và đây sẽ là lúc để cùng đánh giá lại những dự báo đối với thị trường.

Nền kinh tế toàn cầu đã đi qua một nửa chặng đường 2021
Nền kinh tế toàn cầu đã đi qua một nửa chặng đường 2021

Bằng cách này hay cách khác, tất cả những thành phần tham gia vào thị trường tài chính đều luôn cố gắng để đưa ra những dự báo của bản thân mình. Từ các nhà kinh tế học, chiến lược gia, các nhà đầu tư cho tới giới quan sát thị trường. Vào thời điểm tháng 12/2020, chính bản thân tôi cũng đã từng đưa ra những dự đoán riêng đối với thị trường tài chính trong năm 2021 và lúc này sẽ là thời điểm thích hợp để cùng đánh giá lại các quan điểm trên:

1. Vấn đề lạm phát sẽ KHÔNG thể bị ngó lơ bởi thị trường. Về mặt kỹ thuật, rất khó để định lượng cho quan điểm này, tuy nhiên tôi cho rằng tất cả chúng ta sẽ đều có sự cảm nhận nhất định khi điều này xảy ra. Lạm phát là một trong những vấn đề mà tôi rất lưu tâm trong năm 2020, tuy nhiên phải tới đầu năm 2021 thì vấn đề này mới được phản ánh vào giá của các tài sản tài chính khi lợi suất TPCP Mỹ tăng mạnh. Dẫu vậy, tôi không nghĩ có nhiều người, bao gồm cả bản thân tôi, có thể dự báo về tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của lạm phát trong vài tháng vừa qua.

2. Quy mô QE của Fed sẽ KHÔNG được duy trì cho tới hết năm nay. Lý do đằng sau quan điểm này là tương đối dễ hiểu: Sự cải thiện của lạm phát và thị trường lao động sẽ khiến cho quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không thể tiếp tục duy trì ở mức đỉnh. Có vẻ như nhiều người cũng có cùng quan điểm trên, tuy nhiên quyết định của những người trong cuộc mới thực sự có ý nghĩa quan trọng. Đã có những tín hiệu tăng giá trên thị trường bất động sản Mỹ khi nguồn cung bị thiếu hụt, do vậy những sự hỗ trợ hiện tại thông qua mua vào các chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) có thể sẽ không còn quá cần thiết. 

3. Lợi suất của danh mục tài sản bằng đồng USD (60% cổ phiếu, 40% trái phiếu) sẽ KHÔNG vượt trội hơn so với phần còn lại của thế giới. Dự báo này đã từng rất hứa hẹn trong một khoảng thời gian, tuy nhiên sự phục hồi của đồng USD, lợi suất TPCP Mỹ tăng vọt và thị trường chứng khoán bên ngoài nước Mỹ chững lại đà tăng do sự xuất hiện của chủng virus mới đã giúp cho lợi suất tính từ đầu năm của danh mục tài sản đồng USD vượt lên trên so với phần còn lại của thế giới (8.04% so với 6.68%).

4. Các ngân hàng tại Châu Âu sẽ KHÔNG gục ngã một lần nữa trong năm 2021. Từ năm 2014 đến 2020, chỉ số Euro Stoxx đối với các ngân hàng Châu Âu đã có kết quả tệ hại khi thua lỗ trong 5 trong số 7 năm. Mặc dù ECB không tăng cường nới lỏng thông qua điều chỉnh các mức lãi suất điều hành, đường cong lợi suất tại Châu Âu đã trở nên dốc lên đáng kể và tạo ra thêm lợi nhuận cho các ngân hàng. Hiện cổ phiếu của nhóm các ngân hàng khu vực Eurozone đã tăng 26% từ đầu năm, vượt trội so với diễn biến của chỉ số Euro Stoxx-50.

5. Chênh lệch lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 5 và 30 năm sẽ KHÔNG vượt mức 150 điểm vào cuối năm 2021: Đường cong lợi suất TPCP Mỹ đã dốc lên đáng kể vào cuối năm ngoái với bổi cảnh chủ đạo là kỳ vọng từ các gói kích thích tài khóa kết hợp với sự hào phóng từ chính sách tiền tệ. Tới giữa tháng 2 năm nay, chênh lệch lợi suất kỳ hạn 5 và 30 năm đã vượt mức 150 điểm. Tuy vậy, về lý thuyết, vấn đề lạm phát cuối cùng sẽ đẩy lợi suất trung hạn tăng lên khi thị trường nhận ra rằng lạm phát sẽ không đến một cách vô hại. Phiên họp gần nhất của Fed phản ánh một phần sự ủng hộ cho quan điểm này và trên thực tế đường cong lợi suất nhìn chung cũng đã trở nên phẳng hơn trong nửa đầu năm nay.

Chúng ta có lẽ đã đều từng có những dự đoán chính xác về các yếu tố cơ bản nhưng lại thất bại trong việc áp dụng vào thực tế thị trường. Điều này chắc hẳn là rất khó chịu nhưng đôi khi lại mang tính tất yếu trong cuộc sống. Do vậy, mặc dù phần lớn những nhận đinh cho năm 2021 đang đi đúng hướng, không điều gì có thể đảm bảo nó sẽ tiếp tục chính xác trong phần còn lại của năm. 

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ