Đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư như thế nào?

Đo lường sự sợ hãi của nhà đầu tư như thế nào?

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:12 24/05/2021

Hãy quên chỉ số biến động VIX đi. Bây giờ là thời của MOVE.

Chỉ số MOVE là một chỉ số dùng để đo sự sợ hãi của giới đầu tư trái phiếu
Chỉ số MOVE là một chỉ số dùng để đo sự sợ hãi của giới đầu tư trái phiếu

Điều gì khiến giới đầu tư sợ hãi nhất? Trong một cuộc khảo sát các nhà quản lý quỹ của Bank of America, rủi ro đuôi (tail risk) đáng lo ngại nhất thường là là đại dịch Covid. Trong khảo sát tháng này, lạm phát lại trở thành số một. Không khó để hiểu lý do: lạm phát cao kéo dài sẽ khiến ngân hàng trung ương phải dứt khoát, đồng nghĩa với việc sẽ không còn lãi suất thấp, thứ đã hỗ trợ cho đà tăng của cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản.

Khảo sát là một chuyện. Những ván cược của nhà đầu tư là chuyện khác. Chỉ số biến động (VIX) là thước đo nỗi sợ được sử dụng nhiều nhất. Nó theo dõi chi phí dự phòng cho biến động giá cổ phiếu và được dùng bởi các ngân hàng và công ty quản lý tài sản để quản lý rủi ro. Tuy vậy VIX không trực tiếp đưa ra lý do khiến nhà đầu tư sợ hãi. Để làm được điều này cần một phương pháp ít phổ biến hơn, Ước tính Biến động Quyền chọn Merrill Lynch (MOVE), một thước đo sự không chắc chắn về lãi suất. Nó được cho là chỉ số nỗi sợ thực sự. Nếu như MOVE tăng, các nhà đầu tư trái phiếu đang chìm trong lo sợ.

Triển vọng lạm phát hiện đang không rõ ràng. Phía Cục Dự trữ Liên bang thì nói không cần phải lo lắng. Suốt nhiều thập kỷ, Fed và các ngân hàng trung ương vẫn dự báo quá cao và đặt mục tiêu quá thấp lạm phát. Đợt tăng tháng trước đã được chứng minh là tạm thời. Mặt khác, tình hình hiện tại lại rất thuận lợi cho lạm phát. Áp lực lên tổng cầu không chỉ được thổi lên nhờ chính sách tiền tệ lỏng lẻo mà còn cả kích thích tài khóa lớn. Trong giai đoạn tiêu dùng có phần “ép buộc” như này, các nguyên tắc về lao động, lương và gia tăng công suất của doanh nghiệp có thể gặp sai lầm. Lạm phát có thể đảo ngược những thứ được cho là hình thức.

Nếu lạm phát khó đoán, thì lãi suất cũng sẽ như vậy. Dự báo chính sách tiền tệ được dựa trên lợi suất trái phiếu và hợp đồng tương lai lãi suất. Khoảng không chắc chắn của những kỳ vọng này sẽ được biểu hiện bởi giá quyền chọn. Quyền chọn thường sẽ càng có giá trị - và càng đắt - nếu các nhà đầu tư càng do dự hay lo sợ về tương lai. Mức độ lo ngại thị trường do đó có thể được rút ra từ giá của chúng. Đây chính là nguyên liệu thô cho MOVE, khi nó được rút ra từ quyền chọn trái phiếu kho bạc 2, 5, 10 và 30 năm.

Theo Harley Bassman, người tạo ra chỉ số, MOVE được biểu thị bằng điểm. Nếu lãi suất là 5% và MOVE đạt 100 điểm, lãi suất sẽ ở mức 4 đến 6% trong phần lớn (68%, hay phân phối chuẩn có độ lệch chuẩn bằng 1) thời gian. Hiện tại chỉ số đang ở khoảng 50, khá thấp so với mặt bằng và thấp hơn nhiều so với lúc thị trường căng thẳng (như biểu đồ). Vấn đề này một phần mang tính kỹ thuật, theo Bassman. Với lãi suất rất gần 0 và Fed không có khả năng đưa nó xuống âm, biến động lợi suất trái phiếu sẽ bị hạn chế. Một lý giải khác là người dân tin Fed sẽ không đổi chính sách tiền tệ trong một thời gian. Điều đó làm giảm biến động trái phiếu kỳ hạn 2 năm, và kéo theo đó là cả chỉ số MOVE.

Kể cả như thế, MOVE rất có khả năng tăng trở lại - thậm chí là tăng mạnh. Fed cuối cùng sẽ phải đứng lên và làm gì đó. Thị trường đang đánh cược rằng lãi suất sẽ tăng đầu năm 2023, sau khi Fed hoàn thành việc cắt giảm mua vào trái phiếu. MOVE tăng bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào việc lạm phát tạm thời sẽ ảnh hưởng tới thị trường trái phiếu như thế nào, và Fed có khả năng kiểm soát tình hình ra sao. MOVE tăng đột biến thường sẽ dẫn theo một cuộc bán tháo hoảng loạn, theo Kevin Russell từ O’Connor, đơn vị quỹ phòng hộ của công ty quản lý tài sản UBS. Lý do là nếu nhà đầu tư do dự hơn về lãi suất, họ cũng mất tự tin về giá trị của thị trường tín dụng và thị trường vốn.

Với những người còn lại, MOVE là biểu thị tốt nhất khi lo ngại lạm phát gia tăng. Ưu điểm của thước đo một đơn vị là sự đơn giản, và MOVE là thước đo nên để ý lúc này.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ