Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng

Doanh nghiệp Trung Quốc đối mặt với khủng hoảng tiền mặt nghiêm trọng

Phạm Quỳnh Anh

Phạm Quỳnh Anh

Junior Analyst

16:28 18/10/2021

Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu rủi ro cao (junk bond) và lãi suất phi rủi ro đang ở mức cao nhất từ ​​trước đến nay

Các nhà đầu tư toàn cầu đều hiểu việc cổ phiếu các công ty Đại lục mất giá là kết quả của chính sách Tập Cận Bình chủ trương giảm đòn bẩy, giảm giá nhà đất và giảm sự bất bình đẳng ở Trung Quốc. Về phía những người đi vay, họ phải đối mặt với phần “chênh lệch lãi suất" cho các khoản vốn vay cấp thiết. Các chính sách của nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng tín dụng nguy hiểm đối với nhiều công ty, đặc biệt là các nhà phát triển bất động sản trên thị trường toàn cầu.

Các cơ quan quản lý đã làm rung chuyển thị trường bất động sản Trung Quốc thông qua việc siết lượng đòn bẩy mà các doanh nghiệp bất động sản có thể sử dụng. Điều này đã đẩy Evergrande, một công ty xây dựng với hơn 1,000 dự án trên khắp Trung Quốc và 300 tỷ USD nợ phải trả, đến chỗ sụp đổ. Công ty này đã lỡ hẹn năm khoản thanh toán cho trái phiếu phát hành ở nước ngoài bằng đồng USD trong tháng qua. Một số đối thủ trong ngành cũng có dấu hiệu tương tự. Fantasia mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu phát hành ở nước ngoài vào ngày 4 tháng 10. Sinic Holdings cho biết vào ngày 11 tháng 10, họ có thể sẽ sớm vỡ nợ. Modern Land và Xinyuan Real Estate đang hy vọng sẽ được hoãn lại việc thanh toán trái phiếu.

Làn sóng khó khăn này đã dẫn đến cơn hoảng loạn của thị trường trái phiếu đầu cơ (trái phiếu rác - junk bond) phát hành ở nước ngoài. Chênh lệch lợi suất (giữa lợi suất của trái phiếu so với lãi suất phi rủi ro) đã đạt gần 17%, là mức chênh lệch lớn nhất trong lịch sử. Sandra Chow của CreditSights, một công ty nghiên cứu cho biết: thị trường gần như đã từ chối tái cấp vốn cho cho các khoản nợ của các công ty bất động sản trong tháng 10. Một giám đốc đầu tư tại một tổ chức toàn cầu cho biết: ngay cả các công ty không hoạt động trong lĩnh vực bất động sản cũng đang bị cho là đang ở mức giá quá cao. Đây là định nghĩa của tác động lan truyền.

Các vấn đề đang diễn ra sâu sắc hơn nhiều chứ không chỉ là một loạt các đợt thanh toán trái phiếu không thể thanh toán. Một điều đáng lo ngại là các nhà chức trách Trung Quốc đang thúc ép các công ty phớt lờ quyền lợi của các chủ nợ, bán các tài sản ở nước ngoài và kéo tiền mặt về, trong một nỗ lực có phần tuyệt vọng để đảm bảo rằng các bất động sản chưa hoàn thành nhưng đã bán cho người Trung Quốc sẽ được hoàn thành. Quan điểm của đa số các nhà đầu tư cho rằng Evergrande đang mua thời gian để ngăn chặn việc các tài sản ở nước ngoài của mình bị các chủ nợ nước ngoài đóng băng. Một quyết định phát hành thỏa thuận theo hình thức riêng lẻ trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ đã được công bố vào ngày 22 tháng 9 nhằm ngăn chặn tình trạng vỡ nợ chéo tức thì đối với trái phiếu bằng đồng đô la. Mặc dù tập đoàn này đã bỏ lỡ các khoản thanh toán trái phiếu bằng đô la, nhưng thời gian ân hạn 30 ngày cho họ đến ngày 23 tháng 10 trước khi bị coi là mất khả năng thanh toán và các chủ nợ có thể chuyển sang thu giữ tài sản ở nước ngoài của họ. Trong thời gian đó, tập đoàn đang bán tất cả những gì có thể, bao gồm cả một lượng lớn cổ phần trong đơn vị dịch vụ bất động sản và các văn phòng của họ ở Hồng Kông.

Các tập đoàn khác có thể đang xem xét một chiến lược tương tự. Trong những tuần gần đây, các nhà phát triển bất động sản như Fantasia và Sinic đã do dự trong việc trả lãi coupon ra nước ngoài. Arthur Lau của PineBridge, một nhà quản lý đầu tư có trụ sở tại Hồng Kông cho biết: một vài trường hợp khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên rằng các công ty có thể có khả năng nhưng không sẵn sàng thanh toán các khoản lãi này.

Nếu hành vi như vậy được các nhà chức trách chấp nhận, hoặc thậm chí khuyến khích, tác động gặp phải có thể tàn phá thị trường trị giá 1 nghìn tỷ USD đối với trái phiếu đô la do các công ty Trung Quốc phát hành. Nhiều sự vỡ nợ hơn có thể xảy ra nếu lợi suất vẫn ở mức cao. Từng đè bẹp nhiều tập đoàn tư nhân tìm cách mua tài sản ở nước ngoài và cản trở việc bán cổ phiếu của Trung Quốc ở New York, ông Tập hiện có thể đang ghi dấu ấn của mình lên thị trường trái phiếu phát hành ở nước ngoài.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ