Đồng JPY tiếp tục hứng chịu những rủi ro mất giá khi mà giá dầu được dự đoán sẽ tăng  tron thời gian tới

Đồng JPY tiếp tục hứng chịu những rủi ro mất giá khi mà giá dầu được dự đoán sẽ tăng tron thời gian tới

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

14:15 22/04/2024

Đồng JPY đã ghi nhận việc mất giá lên tới hơn 13% trong vòng 1 năm qua và giá trị của đồng tiền này tiếp tục bị đặt dấu hỏi khi mà Nhật Bản là một nước rất phụ thuộc vào nhập khẩu dầu thô và năng lượng.

Lại thêm một lý do để cho đồng Yên Nhật tiếp tục mất giá và lần này rủi ro đến từ những ảnh hưởng của việc giá dầu tăng cao.

Giá dầu tương lai (Crude Oil Futures) đã tăng vọt vào thứ Sáu và ghi nhận mức tăng 25% kể từ mức thấp nhất trong tháng 12 sau khi có thông tin cho rằng Israel đã tiến hành một cuộc tấn công tên lửa vào Iran. Những căng thẳng gia tăng ở Trung Đông cho thấy giá dầu tương lai vẫn còn những dư địa để tiếp tục tăng.

Đó là tin xấu đối với những người đầu tư vào đồng yên. Uớc tính của Yujiro Goto, người đứng đầu chiến lược tiền tệ Nhật Bản tại Nomura Securities Co, cho rằng việc giá dầu tăng 10% sẽ khiến đồng tiền này mất giá từ 3 đến 4 yên so với đồng USD trên cơ sở hàng năm.

Mặc dù đồng JPY ban đầu tăng vào thứ sáu trong bối cảnh dòng tiền đang chuyển dần sang các kênh đầu tư an toàn. Sau đó đồng tiền này đã bị kéo xuống do chênh lệch lãi suất quá lớn giữa Nhật Bản và các nền kinh tế lớn khác như Mỹ bên cạnh việc thị trường kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ chỉ tăng lãi suất ở mức khiêm tốn trong khi việc cắt giảm lãi suất của Fed nhiều khả năng sẽ bị trì hoãn.

Tsutomu Soma, nhà giao dịch trái phiếu và tiền tệ tại Monex Inc. ở Tokyo, cho biết: “Nhật Bản hoàn toàn phụ thuộc vào nhập khẩu dầu, vì vậy giá tăng dẫn đến chi phí năng lượng cao hơn, kết quả có thể thấy rõ là đồng yên yếu hơn”. “Mặc dù giá dầu tăng có liên quan đến lạm phát cao hơn, nhưng khó có khả năng BOJ sẽ vội vàng tăng lãi suất, vì vậy chênh lệch lãi suất sẽ vẫn được giữ nguyên.”

Trên cơ sở điều chỉnh theo mùa, sự thâm hụt cán cân thương mại của Nhật Bản đã tồn tại kể từ năm 2021 cùng với việc nhập khẩu năng lượng tăng mạnh. Dựa trên dữ liệu từ Bộ Tài chính, nhiên liệu khoáng bao gồm dầu, khí đốt tự nhiên và than đá chiếm khoảng 1/4 tổng lượng nhập khẩu của quốc gia.

Đồng JPY yếu đã không thể mang lại khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Nhật Bản khiến thước đo lượng hàng xuất khẩu được điều chỉnh theo lạm phát bị chững lại trong ba năm qua. Các nhà đầu tư cũng đang đổ nhiều tiền hơn vào chứng khoán nước ngoài có lợi nhuận cao hơn, trong khi các doanh nghiệp đang đầu tư ra nước ngoài nhiều hơn, khiến bảng cân đối kế toán của Nhật Bản, một thước đo đánh giá dòng vốn, bị thâm hụt.

Trong dấu hiệu ngày càng lo ngại về vấn đề thâm hụt, Bộ Tài chính đang tổ chức một loạt cuộc họp với các học giả và nhà quan sát thị trường để thảo luận về các chính sách nhằm khắc phục những vấn đề đó.

Philip Wee, chiến lược gia ngoại hối cấp cao tại DBS Bank Ltd. ở Singapore, cho biết: “Nguồn gốc của sự yếu kém của đồng JPY là sức mạnh của đồng USD từ khả năng phục hồi đặc biệt của nền kinh tế Mỹ và việc lạm phát cứng nhắc tại Mỹ đang đẩy lùi các kỳ vọng lãi suất. Tinh hình ở Trung Đông như đổ thêm dầu vào lửa khi làm dấy lên lo ngại về một đợt tăng giá dầu khác khiến Fed có thể lại phải tăng lãi suất một lần nữa.”

Tỷ giá USD/JPY đã tăng 0.2% lên 154.37 vào lúc 1:33 chiều ngày 19/4 tại Tokyo. Nó đã mất giá khoảng 25% kể từ cuối năm 2021 khi Fed thắt chặt chính sách một cách mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát. Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen tuần này thừa nhận mối lo ngại của Nhật Bản và Hàn Quốc về sự mất giá mạnh của đồng tiền của họ.

Sự phụ thuộc vào năng lượng

Nhập khẩu tăng cao một phần đến từ quyết định dừng hầu hết các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011. Nhật Bản đặt mục tiêu năng lượng hạt nhân chiếm 22% tổng nguồn năng lượng vào năm 2030 từ mức dưới 10% hiện tại.

Theo tính toán của Bloomberg sử dụng số liệu mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, mức nhập khẩu ròng đang ở mức 85% lượng năng lượng tiêu thụ. Đây là mức cao nhất trong số các nền kinh tế lớn và hoàn toàn trái ngược với vị thế là nước xuất khẩu lao động năng ròng của Hoa Kỳ.

Daisuke Karakama, nhà kinh tế thị trường trưởng tại Mizuho Bank Ltd. ở Tokyo, đã viết trong một báo cáo nghiên cứu hôm thứ Tư rằng “Việc xử lý vấn đề xoay quanh nhiên liệu khoáng sản cần phải được coi như một chính sách quốc gia. Điều đó sẽ mang lại hiệu quả tức thời như một biện pháp chống lại sự mất giá của đồng yên.”

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ