EU thông qua kế hoạch phục hồi kinh tế của 4 nước thành viên

EU thông qua kế hoạch phục hồi kinh tế của 4 nước thành viên

17:35 29/07/2021

Ngày 28/7, Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức phê chuẩn kế hoạch phục hồi kinh tế của các nước thành viên Croatia, Litva, Slovenia và CH Cyprus, nâng tổng số quốc gia thành viên EU được hưởng từ gói hỗ trợ của khối liên minh này lên 16 nước.

EU đã thông qua kế hoạch phục hồi kinh tế của 16 quốc gia thành viên. (Ảnh: eureporter.co).
EU đã thông qua kế hoạch phục hồi kinh tế của 16 quốc gia thành viên. (Ảnh: eureporter.co).

Hội đồng EU, cơ quan đại diện cho 27 nước thành viên EU cho biết, 4 quốc gia trên có thể ký kết các thỏa thuận để nhận được tiền hỗ trợ trước trong khoản ngân sách hỗ trợ phân bổ cho từng quốc gia.

Các kế hoạch phục hồi kinh tế của các quốc gia này được thảo luận tại cuộc họp trực tuyến của các Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế của 27 quốc gia thành viên EU diễn ra ngày 26/7 vừa qua.

Bộ trưởng Tài chính Slovenia, ông Andrej Sircel, người hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU nói: “Chúng ta phải tận dụng hiệu quả nhất khoản ngân sách hỗ trợ nhằm phục hồi sau khủng hoảng và mở đường cho một châu Âu kỹ thuật số, xanh hơn và kiên cường hơn”.

Trong kế hoạch của mình, Croatia dự định cải thiện việc quản lý nguồn nước và chất thải, tài trợ cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại các vùng nông thôn xa xôi. Trong khi đó, CH Cyprus có kế hoạch cải cách thị trường cung cấp điện và tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai năng lượng tái tạo, cũng như tăng cường kết nối và các giải pháp chính phủ điện tử.

Gia tăng năng lượng tái tạo sản xuất trong nước, mua sắm công thân thiện với môi trường và phát triển hơn nữa việc triển khai mạng lưới năng lực cao là một trong số các kế hoạch phục hồi mà Litva đang hướng đến.

Slovenia có kế hoạch sử dụng một phần quỹ phân bổ của EU để đầu tư vào giao thông bền vững, khai thác tiềm năng của các nguồn năng lượng tái tạo và số hóa hơn lĩnh vực công.

Đầu tháng 7 vừa qua, Hội đồng EU đã thông qua kế hoạch phục hồi  kinh tế của Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Latvia, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Slovakia và Tây Ban Nha.

Số tiền cứu trợ cho 4 quốc gia trên nằm trong Quỹ Phục hồi trị giá 672,5 tỷ euro (khoảng 800 tỷ USD), vốn là trọng tâm của gói cứu trợ có tên "NextGenerationEU" (Thế hệ tiếp theo EU) – gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mang tính lịch sử của khối. Khoảng 312,5 tỷ euro trong số này sẽ được cấp cho các nước EU dưới dạng trợ cấp, trong khi 360 tỷ euro được giải ngân dưới dạng các khoản vay.

Tiếp quản cương vị Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU 6 tháng cuối năm từ Bồ Đào Nha, Slovenia sẽ đối mặt với không ít khó khăn về đối ngoại, đối nội trong đó, ứng phó với đại dịch COVID-19 và đưa kinh tế châu Âu từng bước vượt qua khủng hoảng do ảnh hưởng của đại dịch.

Đây là lần thứ 2 Slovenia đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng EU. Trước đó, Slovenia từng giữ cương vị này trong nửa đầu năm 2008.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đánh giá Slovenia nhậm chức Chủ tịch Hội đồng EU vào thời điểm mang tính bước ngoặt.

Phát biểu tại họp báo chung, Thủ tướng Slovenia Janez Jansa và bà Ursula von der Leyen nhấn mạnh khả năng phục hồi sau đại dịch COVID-19 của EU là một trong những ưu tiên hàng đầu mà Slovenia sẽ phải xử lý trong nhiệm kỳ này./.

Link gốc tại đây.

Theo Xinhua, AFP

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ