Góc nhìn vĩ mô: JPY không còn là nơi trú ẩn an toàn trước và sau cơn bão Corona

Góc nhìn vĩ mô: JPY không còn là nơi trú ẩn an toàn trước và sau cơn bão Corona

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

09:39 26/02/2020

Đồng Yên sẽ tiếp tục mất giá trong những tuần tới, bất luận mối đe dọa từ virus Corona diễn biến ra sao, vì các thách thức về mặt cấu trúc đối với đồng tiền này trên thực tế đang rất lớn.

• Hầu hết những nhà đầu tư trên thị trường vẫn có niềm tin mãnh liệt vào đồng JPY như một trong những tài sản trú ẩn an toàn hàng đầu của thế giới, bất chấp đà giảm giá trong tuần trước. Hy vọng họ đã chuẩn bị sẵn sàng cho sự thất vọng.

• Khi lãi suất toàn cầu tiến tới 0% (hoặc thấp hơn), sự dịch chuyển của chênh lệch tăng trưởng giữa các nền kinh tế đột nhiên trở thành yếu tố dẫn dắt tỷ giá hối đoái.

• Ngay cả trước khi dữ liệu tồi tệ gần đây của Nhật Bản được công bố, quốc gia này đã trở thành nền kinh tế lớn phát triển chậm nhất trên thế giới. Và bây giờ tình trạng suy thoái gần như không thể tránh khỏi.

• Trong tháng 11, chỉ số dẫn dắt chu kỳ kinh doanh của Nhật Bản chạm đáy năm 2009. Ước tính sơ bộ GDP quý 4 tăng trưởng -6.3% so với quý trước khi tiêu dùng tư nhân giảm nhiều nhất kể từ năm 2014. Chỉ số đo lường tỷ lệ phá sản của doanh nghiệp tháng 1 tăng vọt 16.1% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa sau điều chỉnh đã ở mức âm trong 11 tháng. Đơn đặt hàng công cụ máy móc đã giảm ít nhất 27% so với cùng kỳ năm trước cả 12 lần công bố trong 12 tháng qua. Bên cạnh đó vào thứ Sáu rồi, cả ba chỉ số PMI sơ bộ tháng Hai rơi sâu vào vùng thu hẹp hoạt động sản xuất.

• Động lực tăng trưởng sụt giảm mạnh trùng khớp với sự gia tăng dòng vốn ra của đồng Yên khi mà các quỹ hưu trí có nhu cầu đầu tư chuẩn bị cho việc chốt sổ năm tài chính Nhật Bản vào ngày 31/3 tới. Dữ liệu dòng chảy vốn gần đây nhất cho thấy khối lượng mua nợ nước ngoài lớn nhất kể từ tháng 9/2018

• Kế đến, chúng ta tính đến tác động của virus Corona. Nhật Bản hiện là quốc gia xác nhận số ca nhiễm bệnh nhiều thứ tư Thế giới - và hai quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất là Trung Quốc và Hàn Quốc, lại chiếm gần 30% xuất khẩu của Nhật Bản. Ngành công nghiệp ô tô quan trọng của Nhật Bản dường như là một trong khu vực chịu tác động tồi tệ nhất từ sự gián đoạn chuỗi cung ứng khu vực.

• Khách du lịch Trung Quốc đến Nhật Bản đã tăng 22.6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng trước, là mức cao kỷ lục. Điều này nhân đôi lo ngại đối với các nhà đầu tư vì nó: 1) nhắc nhở chúng ta rằng Nhật Bản đã không hạn chế du khách đến từ tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc mãi cho đến ngày 1/2 vừa qua, và 2) chưa có những tác động kinh tế tiêu cực nào được thể hiện rõ đến từ sụt giảm lượng khách du lịch.

• Ngay cả khi Thế vận hội Tokyo diễn ra như dự kiến vào tháng 7, sẽ là hợp lý khi giả định rằng một lượng lớn người hâm mộ từ nước ngoài có thể có xu hướng tránh xa Nhật Bản.

• Tất cả những điều này kết hợp với nhau, đồng nghĩa với việc nếu nỗi sợ virus Corona tăng lên, Nhật Bản sẽ trực tiếp ở tuyến đầu máu lửa; vàng và Trái phiếu Kho bạc Mỹ sẽ là những tài sản trú ẩn tốt hơn nhiều. Và ngay cả khi rủi ro đại dịch giảm xuống, dòng vốn JPY chảy ra sẽ tiếp tục do chênh lệch tăng trưởng với các quốc gia khác và xu hướng tìm kiếm lợi suất cao.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ