Góc nhìn vĩ mô: Khi giá vàng tăng trở lại, cơn bão tài chính sẽ tan

Góc nhìn vĩ mô: Khi giá vàng tăng trở lại, cơn bão tài chính sẽ tan

14:04 14/03/2020

Chúng ta đang chứng kiến một trong những thời điểm khắc nghiệt nhất của thị trường tài chính, khi nhà đầu tư chen lấn bán tháo cổ phiếu và cố gắng tìm cho mình nơi trú ẩn an toàn. Tuy nhiên tài sản lẽ ra phải tăng giá mạnh nhất là vàng, những ngày qua lại đang thể hiện xu hướng hoàn toàn trái ngược. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử, ta sẽ thấy đây là cơ hội cho những ai đang chờ đợi quay trở lại thị trường, vì rất có thể thời điểm vàng đảo chiều tăng giá sẽ là dấu hiệu cho thấy cơn bão chứng khoán sắp tan.

Thứ Hai đầu tuần, giá vàng vật chất đã đã tăng lên $1,700/ounce, vùng đỉnh năm 2012. Sau đó, vàng liên tục trượt dốc một cách đáng ngạc nhiên, bất chấp chứng khoán toàn cầu đang chật vật với nguy cơ thiết lập xu hướng giảm dài hạn, các Ngân hàng trung ương tới tấp tung ra các gói kích thích tài khóa, và cuộc chiến giá dầu nổ ra không có hồi kết giữa các quốc gia OPEC+.

Nhưng đây không phải lần đầu tiên điều kỳ quặc này diễn ra. Hơn một thập kỷ trước, vào đầu tháng 6 năm 2008, giá vàng đã giảm liên tiếp cho tới hết năm, mặc dù vẫn thể hiện tốt hơn chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI ACWI tại thời điểm đó.

Theo cách lý giải truyền thống, giá vàng giảm do nhà đầu tư phải đóng vị thế vì gặp vấn đề ký quỹ (margin call), biến động thị trường lớn khiến họ cố gắng tìm cách giảm thiểu các tài sản đang chịu rủi ro. Ngoài ra, một phần nguyên nhân cũng đến từ phía nhóm nhà đầu tư tranh nhau bán tháo để lấy vốn bù đắp vào phần thanh khoản bị thiếu hụt ở các danh mục khác.

Tuy nhiên, nếu để ý chúng ta sẽ thấy giá vàng thường tạo đáy và khôi phục xu hướng tăng trước cả tài sản rủi ro - một phần do thị trường lo ngại lạm phát trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tăng cường chính sách nới lỏng, hoặc đơn giản vì các tài sản trú ẩn khác đã được chất đầy trong danh mục nên vàng trở thành lựa chọn duy nhất. Chỉ trong 1 năm kể từ ngày 1 tháng 11 năm 2008, giá vàng đã tăng tới 44%.

Lần đầu tiên đường trung bình 200 ngày trên đồ thị vàng dốc lên là thời điểm tháng 2 năm 2008, sau khi khủng hoảng tài chính bùng nổ, và chỉ hơn một tháng sau đó, chỉ số S&P 500 tạo đáy.

Tất nhiên, không phải cuộc khủng hoảng nào cũng giống nhau. Đợt bán tháo gần đây chưa thể kéo thị trường chứng khoán xuống các mốc giá sâu như những lần trước, nhưng tốc độ giảm từ đỉnh lại khủng khiếp hơn rất nhiều (Chỉ mất 19 ngày để Dowjones giảm tới 20%). Và các đường trung bình 50, 100 và 200 ngày trên đồ thị Vàng đang dốc lên cao.  

Nếu mối tương quan giữa vàng và tài sản rủi ro lặp lại như lịch sử của cuộc khủng hoảng 2008, thì với những nhà đầu tư đang băn khoăn tìm thời điểm thị trường chứng khoán tạo đáy, câu trả lời sẽ là: Hãy quan sát động lượng của giá vàng.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ