Góc tối của thị trường nợ có thể là "chỗ trú" cho các nhà đầu tư

Góc tối của thị trường nợ có thể là "chỗ trú" cho các nhà đầu tư

09:57 24/06/2020

Động thái điều hành chính sách trên diện rộng từ chính phủ và ngân hàng trung ương các nước đã ngăn chặn thảm họa tài chính tồi tệ nhất đến từ cuộc khủng hoảng Covid-19, giờ đây việc các nhà đầu tư cần làm là đánh giá các chi phí và cơ hội trong dài hạn.

Giá các loại tài sản đã hồi tăng trở lại nhưng vẫn còn mối lo ngại sâu sắc về sự bất ổn tài chính. Hệ quả của một nền kinh tế nợ nần chồng chất đang đè nặng lên trển vọng tăng trưởng. Nhưng ngay cả khi đó, các nhà đầu tư kiên nhẫn vẫn có thể tìm thấy cơ hội dài hạn trong làn sóng vỡ nợ và tái cấu trúc doanh nghiệp, thậm chí với một số bên đã bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này.

Một phần trong đó là bởi vì triển vọng thị trường cổ phiếu đang khá xám xịt. Một cuộc khảo sát hàng tháng mới nhất đối với các nhà quản lý quỹ toàn cầu của Bank of America (BofA) cho thấy 67% trong số họ kỳ vọng lợi nhuận thị trường vốn toàn cầu hàng năm sẽ ở mức 3.4% trong 10 năm tới. Thu nhập của các doanh nghiệp phải đối mặt với áp lực lớn từ sự dịch chuyển cơ cấu như: xáo trộn chuỗi cung ứng, chủ nghĩa bảo hộ và tăng thuế quan; tất cả những yếu tố này đều đẩy chi phí lên cao.

Định giá của cổ phiếu cũng sẽ thiếu đi những gì trước đây đã từng là động lực lớn của sự tăng giá của những năm qua: xu hướng giảm của lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài. Trừ khi lợi suất có thể giảm hơn nữa – trong bối cảnh khó xảy ra là các nhà hoạch định chính sách quay lưng với chính sách lãi suất âm – thì thật khó để họ có thể tăng mức lợi nhuận thu về từ thị trường cổ phiếu.

Đó không phải là điều đang lo ngại duy nhất từ thị trường trái phiếu. Với lợi suất kỳ hạn 10 năm “lởn vởn” gần mức 0%, một danh mục đầu tư đa dạng hóa giữa cổ phiếu và trái phiếu sẽ giảm đi độ chắc chắn so với trước đây. Điều đáng sợ là trái phiếu, với mức giá được đẩy cao này, không còn khả năng hấp thụ các cú sốc như nó đã từng. Vì thế, đặt cược vào canh bạc rủi ro của thị trường chứng khoán đã kém hấp dẫn đi nhiều.

Triển vọng của thị trường giờ đây chủ yếu phụ thuộc vào việc mức độ phục hồi kinh tế và thu nhập sau đại dịch sẽ như thế nào và liệu các gói kích thích lớn có thể bù đắp thiệt hại do lệnh đóng cửa kinh tế hay không. Ngân hàng trung ương rõ ràng đang lo lắng về thiệt hại dài hạn của đại dịch và báo cáo chính sách tiền tệ mới nhất từ ​​Fed cũng đặt ra thách thức đối với động lực “sản xuất” việc làm quan trọng trong nền kinh tế Mỹ: các doanh nghiệp nhỏ. Theo Fed, “Sự thất bại trên diện rộng của họ sẽ có ảnh hưởng bất lợi thay đổi bối cảnh kinh tế của các cộng đồng địa phương và có khả năng làm chậm quá trình phục hồi và tăng trưởng năng suất lao động trong tương lai”.

Sự yếu kém kinh tế kéo dài có thể trở thành vấn đề đối với các công ty lớn hơn, đặc biệt là những công ty đang vay các khoản nợ mới. Phần lớn các nhà quản lý quỹ trong khảo sát BofA tin rằng các công ty nên tập trung vào việc giảm vay nợ bằng việc đầu tư vốn và mua lại cổ phần.

Một quá trình dai dẳng để sửa chữa bảng cân đối kế toán, cùng với việc các công ty yếu kém phải giải thể và tái cấu trúc, cho thấy sự phục hồi kinh tế sẽ chỉ ở mức khiêm tốn, nhưng nó cũng ủng hộ cho một số khu vực của thị trường nợ doanh nghiệp. Các công ty chi trả được nợ trong những năm tới và leo lại lên các bậc thang xếp hạng tín nhiệm chắc chắn sẽ rất hấp dẫn.

Đã có một cơn sốt lớn cho nợ doanh nghiệp phản ánh sự hiện diện của các ngân hàng trung ương. Trong tuần, Fed cũng đã thâm nhập sâu hơn vào thị trường này bằng việc công bố cách thức họ sẽ mua trái phiếu riêng lẻ trên thị trường được chào bán bởi các công ty.

Theo lẽ tự nhiên, điều này đã được các nhà đầu tư tín dụng hồ hởi đón nhận, nhưng nó cũng cho thấy ngân hàng trung ương cũng đang rất lo lắng về căng thẳng tài chính hiện tại. Thay vì ngồi im chờ đợi áp lực phải ra tay khi làn sóng phá sản doanh nghiệp đã ấp đến và len lỏi khắp thị trường, Fed đang chủ động khá sớm để đón đầu kết cục này.

Điều đó có thể làm nảy sinh một số điểm yếu trong nợ doanh nghiệp, nhưng một chu kỳ phá sản và kinh doanh thất bại sẽ định hình cả thị trường tín dụng khu vực công và tư nhân trong vòng 12 đến 24 tháng tới. Với sự hiện diện ngày càng dày đặc của Fed trong lĩnh vực tín dụng công, một số người cho rằng các nhà đầu tư nên dành nhiều nỗ lực hơn cho thị trường tư nhân đối các công cụ vốn và nợ bên cạnh bất động sản và cơ sở hạ tầng.

BlackRock cho rằng các thị trường tư nhân ít thanh khoản hơn giúp tạo nên một danh mục đầu tư đa dạng hóa, mang tính đại diện cho nền kinh tế toàn cầu hơn nếu chỉ riêng thị trường khu vực công.

Các công ty đầu tư vốn tư nhân không hề chần chừ, với các giao dịch trị giá hơn 40 tỷ đô la kể từ tháng 3. Và một số nhà đầu tư lớn cũng không chờ đợi thêm nữa. Calpers, quỹ 395 tỷ đô la quản lý hưu trí cho công nhân bang California, có kế hoạch tăng cường sử dụng đòn bẩy và mở rộng trạng thái đối với cổ phần nợ tư nhân để tạo ra ra mức lợi nhuận 7% trong thập kỷ tới.

Giống như nhiều quỹ hưu trí, tình hình mặt bằng lãi suất thấp hiện nay khiến Calpers không có nhiều lựa chọn. Một là những hứa hẹn trong tương lai dành cho người nghỉ hưu sẽ bị cắt giảm, hai các nhà đầu tư tổ chức này phải chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn để đạt được tỷ lệ lợi nhuận cần thiết.

Trên toàn cầu, các quỹ hưu trí hiện đang phân bổ hơn một phần tư tài sản của họ cho thị trường tư nhân, trích lời tư vấn viên Willis Towers Watson. Từ chỉ một phần năm trong năm 2008, nó đang tăng lên như hiện nay trong bối cảnh khi mà các ngân hàng trung ương đang rất hỗ trợ và cơ hội là khá hạn chế trong thị trường công.

Các quỹ hưu trí và nhà đầu tư khác có thể đáp ứng các mục tiêu lợi nhuận của họ bằng cách tận dụng sự phân bổ lệch lạc trong hệ thống tài chính đang nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, một mối nguy là việc biến dạng của thị trường công do các ngân hàng trung ương tạo nên và hệ quả là gia tăng trong đòn bẩy đã tạo điều kiện thích hợp để nền kinh tế thêm bất ổn.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ