Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới quý II lãi tăng 200%

Hãng vận tải biển lớn nhất thế giới quý II lãi tăng 200%

13:23 07/08/2021

Phí container tăng vọt trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi từ đại dịch Covid-19 và lực cầu hàng hóa đi lên.

Cần trục đưa một container lên tàu vận chuyển. Ảnh: Getty Images.
Cần trục đưa một container lên tàu vận chuyển. Ảnh: Getty Images.

Maersk, công ty vận tải container lớn nhất thế giới, ghi nhận lợi nhuận quý II tăng vọt, trong bối cảnh tình trạng tắc nghẽn tại nhiều cảng biển và khó khăn gây ra bởi đại dịch Covid-19 khiến cho cước vận tải tăng cao. 

Maersk ngày 6/8 công bố mức lợi nhuận trước lãi vay, thuế và khấu hao quý II (EBITDA) đạt 5,1 tỷ USD, tăng thêm 200% so với mức 1,7 tỷ USD cùng kỳ năm 2020. Doanh thu tăng gần 60%, lên 14,2 tỷ USD. 

Cước vận tải container tăng phi mã khi kinh tế toàn cầu có dấu hiệu hồi phục từ đại dịch Covid-19 với nhu cầu các mặt hàng bắt đầu tăng lên, trong khi thị trường lại thiếu container rỗng để vận chuyển hàng, gây áp lực lên chuỗi cung ứng. Gần đây nhất, với số lượng đơn đặt hàng tăng lên, cộng hưởng với việc thời gian giao hàng bị kéo dài do dịch bệnh tại vài quốc gia, cước vận tải lại càng tăng mạnh.

“Hiện tại, trong lĩnh vực vận tải container, nhu cầu đang rất lớn. Năng lực vận tải toàn cầu lại chưa thể đáp ứng được nhu cầu đang ngày một tăng lên đó. Hệ quả là cước vận tải gia tăng đột biến”, Skou, CEO của Maersk, chia sẻ. 

“Cũng trong thời gian này, chúng ta phải chứng kiến tình trạng tắc nghẽn tại cảng biển Los Angeles, kênh đào Suez kẹt cứng trong một tuần. Trong quý trước, một trong những cảng biển lớn nhất Trung Quốc cũng phải đóng cửa trong hơn một tuần, làm giảm công suất hoạt động của chúng tôi và khiến cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn”.

Cước vận tải từ Trung Quốc đi Mỹ tăng lên kỷ lục 20.000 USD/ một container 40-feet, tương đương hơn 500% chỉ trong một năm, theo Freight, công ty chuyên thống kê cước vận tải. 

Skou cho biết các doanh nghiệp đang nỗ lực để có thể đáp ứng nhu cầu bán lẻ đang ngày một tăng lên, trong khi họ cũng mong muốn gia tăng lượng hàng hoá lưu kho, bằng chứng rõ ràng nhất từ tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu tại Mỹ đang thấp kỷ lục, gây ra tình trạng thiếu container rỗng, được dự đoán còn kéo dài ít nhất hết quý tới. 

“Chúng tôi tiếp tục xây dựng phân khúc vận tải biển với chất lượng cao hơn thông qua các hợp đồng dài hạn. Đây là phân khúc kinh doanh có tốc độ tăng trưởng nhanh, đem lại nhiều lợi nhuận với việc một nửa trong tốc độ tăng trưởng 38% tới từ các khách hàng vận tải biển lớn, bên cạnh đó là phân khúc vận tải đường sắt, với lợi nhuận tăng trưởng gấp 2 lần trong quý vừa qua”, theo Skou. 

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của Maersk duy trì ở ngưỡng 23,7% trong suốt 12 tháng qua, và Skou cho biết lợi nhuận cũng như của dòng tiền của công ty sẽ cho phép họ thực hiện được các thương vụ mua bán mục tiêu, trong khi vẫn chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. 

Công ty vận tải Đan Mạch cũng ra thông báo về thương vụ mua lại các công ty Visible Supply Chain Management và B2C Europe, thuộc kế hoạch mở rộng mạng lưới phân phối thương mại điện tử.

“Triển vọng cho quý III năm nay là tương đối sáng sủa, và chúng tôi kỳ vọng rằng đà tăng trưởng của phân khúc vận tải biển sẽ vẫn tiếp diễn trong quý cuối cùng của năm nay, góp phần thúc đẩy phân khúc vận tải đường sắt”, Skou chia sẻ. 

Maersk hôm 2/8 cập nhật triển vọng kinh doanh năm 2021 với việc gia tăng EBITDA từ 18 tỷ USD lên 19,5 tỷ USD, và dòng tiền tự do dự báo ít nhất 11,5 tỷ USD. 

Link gốc tại đây.

NDH tổng hợp theo CNBC

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ