Khủng hoảng năng lượng, giới đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ Nga

Khủng hoảng năng lượng, giới đầu tư đổ tiền vào cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ Nga

15:50 21/10/2021

Giá năng lượng tăng cao đang làm dấy lên làn sóng đặt cược vào các quốc gia xuất khẩu năng lượng. Trong đó, Nga nổi lên là điểm đến được nhiều nhà đầu tư yêu thích.

Đồng rouble của Nga đã tăng giá mạnh nhất trong số các đồng tiền mới nổi nhờ được hậu thuẫn bởi triển vọng nguồn thu từ dầu mỏ sẽ tăng vọt

Cổ phiếu, trái phiếu và tiền tệ của Nga đang trở thành những sản phẩm đầu tư được lựa chọn. Kể từ đầu tháng đến nay, đồng rouble của Nga đã tăng giá mạnh nhất trong số các đồng tiền mới nổi nhờ được hậu thuẫn bởi triển vọng nguồn thu từ dầu mỏ sẽ tăng vọt.

Diễn biến này cho thấy, đây là một trong những loại tiền tệ hấp dẫn nhất trên thị trường đầu tư trong thời gian hậu đại dịch Covid-19. Trong khi chỉ số chứng khoán của các thị trường mới nổi giảm mạnh, chứng khoán Nga tăng vọt. Dự báo lợi nhuận của các công ty năng lượng Nga đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Moscow đã tăng 15% kể từ tháng 6 đến nay.

Trong cùng kỳ, dự báo lợi nhuận của các công ty năng lượng ở Saudi Arabia chỉ tăng 6,7%, của các công ty năng lượng châu Á đi ngang, và của các công ty năng lượng ở Mỹ Latinh thậm chí giảm nhẹ.

So với toàn thị trường, nhóm cổ phiếu năng lượng ở các thị trường như Nga cũng rẻ hơn khoảng 1/3, bất chấp đã tăng mạnh trong thời gian gần đây. Trong quý 3-2021, các nhà quản lý tiền tệ như Carrhae Capital đã chuyển một phần dòng tiền đang đầu tư vào các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc sang các cổ phiếu năng lượng Nga.

Quỹ quản lý tài sản của Ngân hàng Wells Fargo cũng chuyển hướng đầu tư sang Nga. JPMorgan thêm vào danh mục các cổ phiếu Nga, đặt cược từ nay đến cuối năm, các cổ phiếu liên quan đến dầu mỏ và hàng hóa sẽ tiếp tục tăng giá.

Theo Giám đốc đầu tư của quỹ Carrhae Capital Ali Kay, giá năng lượng sẽ tiếp tục tăng, và các quốc gia xuất khẩu năng lượng sẽ được hưởng lợi. Sự chuyển hướng đầu tư này cũng được cho là phù hợp trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường năng lượng trên toàn cầu đang chịu tác động không nhỏ từ những quốc gia nắm vai trò chủ đạo trong việc xuất khẩu năng lượng và khí đốt.

Ngoài lý do xuất phát từ vị thế cường quốc dầu mỏ và khí đốt, Nga đang có nền tài chính mạnh khỏe. Nước này xuất khẩu năng lượng nhiều nhất thế giới có tỷ lệ nợ khá thấp và không ngại tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết, dự trữ ngoại hối của nước này đã đạt mức cao kỷ lục, lên đến 618,181 tỷ USD. Theo số liệu hàng tháng của ngân hàng trên, kho dự trữ ngoại hối của Nga đã tăng thêm hơn 17 tỷ USD, tương đương với mức tăng gần 2,9% trong tháng 8-2021.

Thông báo mới nhất của Chính phủ Nga cho biết, nền kinh tế Nga đã phục hồi ở mức trước đại dịch Covid-19. GDP của Nga trong 8 tháng đầu năm 2021 đã tăng 4,7%. Chính phủ Nga đánh giá kinh tế nước này đã đi vào quỹ đạo tăng trưởng.

Bộ Phát triển kinh tế Nga dự báo, tăng trưởng GDP của Nga trong năm 2021 sẽ chạm mức 4,2%. Tăng trưởng kinh tế được tạo điều kiện nhờ xuất khẩu nguyên liệu thô phục hồi nhanh chóng, kim ngạch thương mại và đầu tư vào tài sản cố định tăng nhanh.

Ngoài ra, với việc Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động, khả năng nắm giữ thị trường năng lượng của Nga ở châu Âu sẽ ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần củng cố thêm lòng tin cho giới đầu tư.

Ngay sau khi Điện Kremlin tuyên bố đồng ý tăng sản lượng khí đốt cấp cho EU, lập tức giá khí đốt đã quay đầu giảm. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin thể hiện sẵn sàng hỗ trợ cho châu Âu trong khủng hoảng khí đốt cũng khiến các thị trường giao dịch năng lượng “thở phào nhẹ nhõm”.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ