Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng vào ngày 30/9

Mỹ sẽ bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng vào ngày 30/9

17:30 27/09/2021

Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, cuộc bỏ phiếu về dự luật cơ sở hạ tầng của lưỡng đảng trị giá 1.000 tỷ USD sẽ diễn ra vào ngày 30/9, đồng thời tin tưởng dự luật được thông qua.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chủ trì phiên tuyên thệ của các hạ nghị sĩ quốc hội khóa 117 tại Washington DC., ngày 3/1. Ảnh: AFP/TTXVN
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi chủ trì phiên tuyên thệ của các hạ nghị sĩ quốc hội khóa 117 tại Washington DC., ngày 3/1. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo bà Pelosi, các cuộc thảo luận về dự luật sẽ cấp vốn cho các dự án xây dựng đường sá, cầu cống, sân bay, trường học và các dự án xây dựng khác trên, sẽ bắt đầu từ ngày 27/9.

Tuy nhiên, bà Pelosi vẫn chưa ấn định ngày bỏ phiếu đối với dự luật chi tiêu cho phúc lợi xã hội và chống biến đổi khí hậu với trị giá 3.500 tỷ USD. Bà cũng không loại trừ khả năng quy mô của gói chi tiêu lớn này có thể được thu nhỏ. Bà cho biết đang làm việc với Thượng viện và Nhà Trắng về những thay đổi đối với luật lịch sử này.

Cả hai dự luật trên đều là những vấn đề then chốt trong chương trình nghị sự kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden. Trước đó, bà Pelosi từng cho biết sẽ không đưa dự luật cơ sở hạ tầng ra bỏ phiếu cho đến khi bà chắc chắn dự luật sẽ được thông qua.

Nợ công và thâm hụt ngân sách của nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng vọt trong đại dịch Covid-19, sau khi Washington thông qua 3 dự luật chi tiêu lớn nhằm giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế.

Như một phần trong thỏa thuận ngân sách lưỡng đảng, được ban hành vào tháng 8/2019, Quốc hội Mỹ đã đình chỉ việc áp dụng mức trần nợ công đến hết ngày 31/7.

Sau khi mức trần nợ được khôi phục vào ngày 1/8, Bộ Tài chính Mỹ đã phải áp dụng "các biện pháp bất thường" để tiếp tục cấp ngân sách tạm thời cho chính phủ.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Bao giờ tài sản Mỹ mới "great again"? Không nhanh như chúng ta nghĩ

Giá cổ phiếu Mỹ đã phục hồi mạnh mẽ trong tuần này sau thông báo rằng Mỹ và Trung Quốc đa xích lại gần nhau hơn. Đà giảm của S&P 500 kể từ đầu năm đã bị xóa sạch. Điều đó diễn ra sau tin tức Mỹ cắt giảm thuế quan đề xuất đối với hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống 30% trong 90 ngày, cùng với dữ liệu lạm phát tốt hơn dự kiến. Tuy nhiên, tin tức này thay đổi rất ít. Nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng việc đa dạng hóa danh mục khỏi đồng đô la Mỹ và cổ phiếu là hợp lý, đặc biệt khi USD chỉ phục hồi yếu ớt và lợi suất trái phiếu dài hạn ở Mỹ đang tăng lên.
Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Triển vọng Eurozone chịu sức ép từ bất ổn thương mại và lạm phát dịch vụ

Dữ liệu đầu quý hai cho thấy sản xuất khu vực đồng euro hồi phục nhẹ bất chấp bất ổn thương mại, nhưng ngành dịch vụ bắt đầu suy yếu. Lạm phát cơ bản tăng mạnh hơn dự kiến do giá dịch vụ cao, trong khi ECB duy trì lập trường dovish trước rủi ro từ chính sách thương mại Mỹ. Tăng trưởng quý đầu tiên khả quan, song triển vọng cả năm vẫn dưới tiềm năng do nhu cầu nước ngoài yếu.
Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát có thể giảm rất nhanh

Rủi ro lạm phát là một chủ đề được thảo luận đáng kể trên các phương tiện truyền thông chính thống trong vài năm qua. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên khi lạm phát tăng đột biến sau đại dịch năm 2020 do chi tiêu của người tiêu dùng (nhu cầu) tăng mạnh nhờ các khoản thanh toán kích thích và sản xuất (cung) bị đình trệ. Để hiểu tại sao điều đó xảy ra, chúng ta cần xem lại “Nguyên lý Kinh tế học cơ bản.”
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ