Những hạn chế trong chuỗi cung ứng có thể đã đạt đến đỉnh điểm vào năm 2021!
Hữu Thăng
FX Strategist
Phong vũ biểu mới cho thấy áp lực đạt mức cao nhất vào tháng 10, nhưng kể từ đó đã giảm xuống thấp hơn

Áp lực chuỗi cung ứng vẫn cao hơn nhiều so với mức trước đại dịch, nhưng có những dấu hiệu cho thấy quan hệ thương mại toàn cầu có thể bắt đầu bình thường hóa trong năm nay - ngay cả khi nhiều quốc gia phải đối mặt với số ca nhiễm gia tăng của biến thể Omicron và lạm phát cao kéo dài.
Một thước đo về các quy định hạn chế trong chuỗi cung ứng trên toàn thế giới do Fed New York đưa ra cho thấy rằng những áp lực như vậy đã đạt mức cao nhất vào tháng 10 năm 2021. Nhưng chỉ số này - dựa trên 27 biến số, bao gồm cả giá vận chuyển toàn cầu và chi phí vận chuyển hàng không - chỉ mới giảm nhẹ vào cả tháng 11 và tháng 12.
Một số nhà phân tích tin rằng sự tắc nghẽn trong một số lĩnh vực nhất định sẽ tiếp tục giảm bớt trong những tháng tới.
Simon Edelsten, quản lý của Artemis Global Select Fund và Mid Wynd Investment Trust cho biết: “Trong năm tới, có vẻ như một số chuỗi cung ứng sẽ tự giải quyết được vấn đề trong khi những chuỗi khác có thể tiếp tục hứng chịu ảnh hưởng”.
Edelsten cho rằng sự mở cửa nhanh chóng trở lại của nền kinh tế toàn cầu đã “gây bất ngờ cho một số chuyên gia vào năm ngoái”. Nhưng ở một số lĩnh vực, chẳng hạn như ngành ô tô - vốn bị thiếu hụt chất bán dẫn - "tình hình dường như đang được cải thiện", ông nói thêm, trích dẫn số liệu bán hàng gần đây của Toyota và Tesla.
Các công ty trên khắp thế giới đã phải hứng chịu những áp lực liên quan đến đại dịch như đóng cửa nhà máy và tắc nghẽn chuỗi cung ứng, khi chính phủ nhiều nước đưa ra các biện pháp hạn chế biên giới đồng thời với nhu cầu tiêu dùng bùng nổ. Mạng lưới hậu cần bị gián đoạn đã khiến chi phí vận chuyển tăng cao và khiến việc giao hàng bị trì hoãn.
“Năm ngoái là một cơn bão lớn đối với chuỗi cung ứng”. Guy Foster, chiến lược gia trưởng của công ty quản lý tài sản Brewin Dolphin cho biết không chỉ Covid khiến gián đoạn sản xuất, mà sự kích thích kinh tế đã thúc đẩy nhu cầu và việc đóng cửa kênh đào Suez đã gây ra nhiều tháng gián đoạn,”.
Chuỗi cung ứng có thể chứng tỏ khả năng phục hồi mạnh mẽ hơn trong năm nay, khi lạm phát ảnh hưởng đến sức chi tiêu của người tiêu dùng và nhiều công ty hơn thích ứng với các giao thức sản xuất an toàn thời Covid. Hơn nữa, lượng đơn đặt hàng thặng dư từ những ngày lễ cuối năm có thể cho phép bổ sung hàng tồn kho trong khi các đợt giao hàng cũ hơn được thông qua, Foster cho biết.
Các căng thẳng trong chuỗi cung ứng đã góp phần vào việc lạm phát cao liên tục. Số liệu mới nhất hôm thứ Tư cho thấy giá tiêu dùng ở Mỹ đã tăng 7% hàng năm trong tháng 12, tốc độ nhanh nhất trong gần 40 năm. Dữ liệu riêng vào thứ Năm cho thấy giá bán buôn của Mỹ đã tăng ở mức 9.7% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng trước, mặc dù mức này thấp hơn một chút so với dự báo của các nhà kinh tế.
Ngay cả khi các nhà kinh tế vĩ mô nói chung lạc quan về năm tới, hầu hết các chỉ số về căng thẳng chuỗi cung ứng vẫn cao hơn nhiều so với thời kỳ tiền COVID. Theo nhà cung cấp dữ liệu Harpex, giá cước vận chuyển container đạt đỉnh vào tháng 10, nhưng vẫn cao hơn 5 lần so với tháng 1 năm 2020.
Richard Flax, giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản kỹ thuật số Moneyfarm, hy vọng sự phục hồi chuỗi cung ứng sẽ diễn ra "chậm" trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Ông nói thêm: Sự cải thiện liên quan đến việc đầu tư vào đảm bảo nguồn cung cấp tốt hơn và hiệu quả của nhà máy.
Timothy Fiore, chủ tịch của Viện Quản lý Chuỗi cung ứng, đã lưu ý "những dấu hiệu của sự cải thiện" trong nguồn lao động và hiệu suất giao hàng của nhà cung cấp. Nhưng mức tồn kho của khách hàng vẫn ở mức rất thấp, trong khi lượng đơn đặt hàng tồn đọng “ở mức rất cao”, ông nói thêm.
“Con sâu làm rầu nồi canh chính là Trung Quốc,” Foster, người nhận thấy “một rủi ro lớn” đối với chuỗi cung ứng trong năm nay. Ông nói, một làn sóng COVID mới, cùng với chính sách “zero-Covid” của Trung Quốc có thể dẫn đến việc đóng cửa các cảng biển, điều này sẽ làm gián đoạn thêm việc vận chuyển.
FT