Chính sách thuế quan mới của Trump có thể làm rung chuyển thị trường tài chính và khiến giới giàu – lực đẩy chính của tiêu dùng Mỹ, thắt chặt hầu bao. Nếu xu hướng này tiếp diễn, nguy cơ suy thoái sẽ ngày càng rõ rệt.
Chứng khoán Mỹ lao dốc trong quý đầu năm 2025 khi lo ngại về thuế quan của Trump đè nặng lên thị trường. S&P 500 giảm 4.6%, Nasdaq giảm hơn 10% khi nhà đầu tư lo sợ suy thoái và lạm phát gia tăng. Trong khi đó, dòng tiền đổ vào vàng và trái phiếu như kênh trú ẩn an toàn.
Giá vàng tăng mạnh trong phiên giao dịch tại châu Á vào thứ Hai, chạm mức cao kỷ lục khi nhu cầu trú ẩn an toàn gia tăng do các báo cáo cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc áp đặt thuế quan mạnh tay hơn trong tuần này.
Trung Quốc đang đối mặt với số lượng tranh chấp thương mại kỷ lục tại WTO khi xuất khẩu dư thừa tràn ngập thị trường toàn cầu, gây phản ứng mạnh từ các đối tác thương mại. Với thặng dư thương mại gần 1 nghìn tỷ USD trong năm 2024, Bắc Kinh tiếp tục dựa vào xuất khẩu để bù đắp nhu cầu trong nước suy yếu. Tuy nhiên, chính sách này không chỉ làm gia tăng áp lực thuế quan từ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump mà còn khiến nhiều nước, bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi, đẩy mạnh điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Bất chấp lời đe dọa áp thuế 25%-50% đối với các nước mua dầu Nga của Trump, thị trường dầu không phản ứng mạnh. Giới giao dịch ngày càng thờ ơ với những cảnh báo từ Nhà Trắng và chờ đợi động thái cụ thể trước khi điều chỉnh chiến lược.
Tâm lý thị trường châu Âu đã chuyển hướng mạnh mẽ, với nỗi lo về thuế quan sắp áp dụng đang lấn át hoàn toàn những tín hiệu tích cực từ gói chi tiêu quốc phòng của Đức.
Mỹ áp thuế 25% lên ô tô EU, giáng đòn nặng nề vào Volkswagen, Volvo và toàn ngành xe hơi châu Âu. Đàm phán thất bại, nhượng bộ vô ích. EU không còn lựa chọn ngoài việc đáp trả quyết liệt, từ thuế quan đối kháng đến siết chặt thị trường với doanh nghiệp Mỹ.
Chính sách thuế quan của Trump không dựa trên lý thuyết kinh tế truyền thống mà hướng đến mục tiêu quyền lực và an ninh quốc gia. Ông tìm cách tái cân bằng gánh nặng thương mại toàn cầu, giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và sử dụng thuế quan như công cụ chiến lược. Đồng thời, Trump coi đồng USD vừa là lợi thế vừa là rào cản, có thể điều chỉnh để thúc đẩy tái công nghiệp hóa Mỹ.
Các nhà đầu tư châu Âu đang gặp khó khăn khi muốn rút vốn khỏi thị trường Mỹ vì họ đã đầu tư quá nhiều vào đó. Cả nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức đều nắm giữ lượng lớn cổ phiếu Mỹ. Có hai ý kiến trái ngược về tình hình này: Một là, sự tăng trưởng mạnh của chứng khoán châu Âu hiện tại chỉ là tạm thời, và châu Âu sẽ không thể tách khỏi thị trường Mỹ. Hai là, Mỹ đang bước vào một giai đoạn khó khăn kéo dài.
Kế hoạch áp thuế mạnh tay để giảm thâm hụt thương mại có thể phản tác dụng, làm suy yếu chính các doanh nghiệp xuất khẩu Mỹ. Khi chi phí sản xuất tăng và các đối tác thương mại đáp trả, hàng hóa Mỹ sẽ mất dần sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Thay vì cản trở nhập khẩu, Mỹ cần thúc đẩy xuất khẩu – giải pháp hiệu quả hơn để thu hẹp thâm hụt và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Khi Tổng thống Donald Trump khởi động chiến dịch áp thuế quan đối với cả đồng minh lẫn đối thủ của Hoa Kỳ, những lo ngại về tương lai của đồng USD với vai trò tiền tệ dự trữ toàn cầu một lần nữa trỗi dậy.
Giá dầu giảm nhẹ vào thứ Hai và có xu hướng giảm trong quý, dù Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo có thể áp thuế thứ cấp đối với các nước mua dầu từ Nga nếu ông cho rằng Moscow đang cản trở nỗ lực chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Các bộ trưởng thương mại của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã cùng kêu gọi duy trì dòng chảy hàng hóa tự do, công bằng và cam kết tăng cường quan hệ kinh tế. Cuộc họp diễn ra chỉ vài ngày trước khi Mỹ chuẩn bị áp thuế mới đối với nhiều quốc gia.