Thâm hụt thương mại Mỹ tăng kỷ lục

Thâm hụt thương mại Mỹ tăng kỷ lục

18:18 06/08/2021

Ngày 5/8, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 6/2021 tăng lên mức kỷ lục 75,7 tỷ USD, phản ánh sự chênh lệch trong cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ.

Báo cáo cho thấy, thâm hụt thương mại của Mỹ trong tháng 6 đã tăng thêm 4,6 tỷ USD (gần 7%) so với tháng trước. Con số này cũng cao hơn dự báo trước đó và khiến tháng 6/2021 trở thành tháng có mức thâm hụt thương mại cao nhất từ trước tới nay.

Cụ thể, sản lượng hàng xuất khẩu của Mỹ trong tháng 6 tăng 0,6% so với tháng 5, đạt 207.7 tỷ USD, trong khi sản lượng nhập khẩu tăng 2,1%, đạt 283,4 tỷ USD.

Các chuyên gia kinh tế Jay Bryson và Shannon Seery tại Wells Fargo Securities cho biết: “Báo cáo phần lớn dựa trên dữ liệu GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) quý II/2021 được công bố hồi tuần trước”.

Theo các chuyên gia, sản lượng nhập khẩu cao hơn xuất khẩu trong quý vừa qua cho thấy, xuất khẩu ròng giảm 0,4% điểm so với tăng trưởng GDP của quý.

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc đã giảm nhẹ xuống còn 27 tỷ USD, mức thâm hụt này giữa Mỹ với Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nhật Bản đều tăng khoảng 1 tỷ USD.

“Thâm hụt thương mại có thể sẽ tiếp tục tăng cao trong những tháng tới do nhu cầu nội địa của Mỹ tiếp tục tăng mạnh”, chuyên gia Jay Bryson và Shannon Seery cho hay, đồng thời dự báo thương mại sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế Mỹ trong quý III năm nay.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, sự gia tăng các ca nhiễm mới COVID-19 do biến thể Delta lây lan nhanh tại Mỹ cũng như tắc nghẽn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ đe dọa khả năng tăng trưởng kinh tế của nước này.

Ngày 29/7 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, trong quý II/2021 GDP của nước này đã tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn kỳ vọng của các nhà kinh tế là 8,4%.

Mặc dù các chuyên gia đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn vững chắc trong thời gian còn lại của năm nay, song sự bùng phát trở lại các  ca mắc COVID-19 do biến thể Delta đang gây ra rủi ro cho triển vọng tăng trưởng. Bên cạnh đó, tỷ lệ lạm phát cao hơn cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng cũng có thể cản trở kinh tế tăng trưởng .

Để hỗ trợ khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ, Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của FED ngày 28/7 đã thông báo giữ nguyên lãi suất trong phạm vi mục tiêu từ 0 - 0,25% đồng thời tiếp tục chương trình mua 120 tỷ USD trái phiếu mỗi tháng.

Chủ tịch FED, ông Jerome Powell khẳng định, kinh tế Mỹ vẫn đang trên đà hồi phục, tuy nhiên nền kinh tế Mỹ vẫn còn rất xa để đạt được “tiến bộ đáng kể” nhằm hướng tới sự ổn định. “Tiến bộ đáng kể" là tiêu chuẩn mà FED đặt ra trước khi quyết định thắt chặt chính sách. Theo đó, Ngân hàng Trung ương sẽ giảm dần và ngừng chương trình mua trái phiếu hàng tháng, cuối cùng là nâng lãi suất. 

Các nhà kinh tế kỳ vọng, kinh tế Mỹ tăng trưởng khoảng 7% trong năm nay, mức tăng mạnh nhất kể từ năm 1984.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cũng dự báo,  Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới sẽ tăng trưởng nhanh hơn cả, khoảng 7% nhờ gói kích thích kinh tế lớn của chính quyền Tổng thống Joe Biden và chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 được triển khai rộng rãi. IMF cũng dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 sẽ là 4,9%, tăng so với mức 3,5% được đưa ra trước đó./.

Link gốc tại đây.

Tổng hợp theo AFP, Xinhua

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ