Thị trường đặt cược vào "lạm phát", Fed định chờ tới khi nào nữa đây?

Thị trường đặt cược vào "lạm phát", Fed định chờ tới khi nào nữa đây?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

13:54 08/08/2020

Trong một vài tháng tới, Cục dự trữ Liên Bang Mỹ sẽ củng cố cho một kế hoạch chính sách bao gồm việc cam kết giữ lãi suất ở mức thấp trong nhiều năm nhằm hướng tới mức lạm phát cao hơn và đưa tỷ lệ việc làm về mức tối đa - điều mà đã tan biến với sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19.

Thông báo mới đây từ Fed cùng với phân tích từ các thành viên kỳ cựu trên thị trường và những nhà kinh tế đều hướng tới việc dịch chuyển sang mục tiêu “lạm phát trung bình” mà ở đó việc lạm phát vượt lên trên mục tiêu thông thường sẽ được cho phép và thậm chí là mong muốn.

Để đạt được mục tiêu đó, những nhà điều hành sẽ cần cam kết sẽ không nâng lãi suất cho tới khi cả mục tiêu về lạm phát và việc làm đều đạt được. Với việc tỷ lệ lạm phát hiện gần mức 1% và tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng, nhiều khả năng Fed sẽ cần nhiều năm để đạt được mục tiêu trên.

Những bước đi đầu tiên có thể được thông báo ngay vào tháng 9 tới. Đề cập tới vấn đề này tuần trước, Chủ tịch Jerome Powell chỉ nói rằng thông điệp và thi hành chính sách một năm tới sẽ được thống nhất “trong tương lai gần”. Kết quả của quá trình này, bao gồm các cuộc họp công khai và thảo luận mở rộng giữa các thành viên NHTW, kỳ vọng sẽ được thông báo quanh thời điểm cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở.

Thị trường đang mong chờ Fed có thể sẽ áp dụng các biện pháp nới lỏng hơn cả những gì đã thực hiện trong giai đoạn Đại Khủng hoảng.

“Chúng tôi duy trì chắc chắn quan điểm rằng đây là một sự dịch chuyển sâu sắc, dù cho đó là điều đã từng bộc lộ trong quá trình ra quyết định của Fed trong một vài thời điểm, nó sẽ hình thành một mô thức phản ứng khác của Fed trong chu kỳ hiện tại so với trong quá khứ,” Krishna Guha, giám đốc chiến lược chính sách toàn cầu và NHTW tại Evercore ISI nhận định.

Quả thật, Powell đã nói rằng thông báo chính sách của Fed sẽ “thật sự hệ thống hóa cách chúng tôi đang hành động với các chính sách sẵn có. Nhìn chung, chúng tôi hiện đã và đang sử dụng hết những công cụ trong đó.”

Ông Guha nói rằng cách thức trên “sẽ mang tính lỏng hơn rất nhiều so với chính sách được áp dụng bởi cựu Chủ tịch Fed trước đó, Janet Yellen” khi đó NHTW Mỹ đã giữ lãi suất sát mức 0 tới tận 6 năm sau cuộc Đại Khủng hoảng 2008.

“Tất tay” vào lạm phát

Một điều gợi ý đó là Fed sẽ chưa vội vàng thắt chặt chính sách trở lại nếu tỷ lệ lạm phát bắt đầu tăng lên trong thời gian tới.

Powell và đồng nghiệp đã phải chịu chỉ trích vào năm 2018 khi kích hoạt làn chu kỳ tăng lãi suất liên tiếp và sau đó cuối cùng cũng đã phải giảm trở lại. Lãi suất điều hành mục tiêu hiện tại của Fed hiện đang ở sát mức 0, mức mà Fed đã giảm xuống ngay những ngày đầu của dịch bệnh.

Fed và các NHTW toàn cầu đã cố gắng kích thích lạm phát trong hàng năm trời với lý do rằng mức tăng nhẹ của giá cả có lợi cho sự tăng trưởng của kinh tế. Họ cũng lo lắng rằng lạm phát thấp là một vấn đề ngày càng trầm trọng, giữ lãi suất ở mức thấp và khiến cho các nhà làm luật có ít dư địa để nới lỏng chính sách trong giai đoạn suy thoái.

Trong nỗ lực gần nhất để kích thích tỷ lệ lạm phát, Fed đã cam kết tăng cường “định hướng chính sách”, hay cam kết không tăng lãi suất cho tới khi lạm phát chạm tới mức chuẩn, hoặc có thể sẽ là vượt qua.

Một vài ngày gần đây, Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan và Fed Chicago, Charles Evans đã bày tỏ sự ủng hộ khác nhau đối với công cụ định hướng chính sách. Ông Evans cụ thể nói rằng muốn giữ lãi suất ở mức hiện tại tới khi lạm phát tăng lên mức khoảng 2.5%, mức chưa chưa bao giờ đạt được trong 1 thập kỷ qua.

“Chúng tôi tin rằng Fed sẽ cho phép lạm phát dao động trong biên độ 2-4% để bù đắp cho giai đoạn dài lạm phát ở mức thấp hơn dưới 2%,” Giám đốc Yardeni Research, Ed Yardeni cho biết.

Thị trường đã bắt đầu đặt cược

Những gợi ý cho đầu tư là rất rõ ràng.

Yardeni nói rằng các biện pháp trên sẽ là một kịch bản “tăng điên đảo” đối với các tài sản thay thế và cụ thể đó là cổ phiếu tăng trưởng và kim loại quý như vàng và bạc. Guha nói rằng động thái của Fed  có thể khiến “lợi suất thực duy trì ở mức thấp hơn, đồng USD giảm giá, biến động thấp hơn, chênh lệch lợi suất thấp hơn và giá cổ phiếu cao hơn.”

Các nhà đầu tư đang đặt các khoản cược lớn liên quan tới diễn biến của lạm phát: mức đỉnh của giá vàng, sự sụt giảm mạnh của đồng USD và tiền đổ vào trái phiếu Chính phủ chống lạm phát. Dòng tiền đổ vào loại trái phiếu này đã chứng kiến tuần dương thứ 6 liên tiếp, bao gồm lần lượt 1.9 tỷ USD và 1.5 tỷ trong 2 tuần 24/06 và 01/07 và 271 tỷ vào tuần kết thúc ngày 29/07, theo Refinitiv.

Dù vậy, việc Fed đang gặp khó khăn để được mục tiêu lạm phát đã dấy lên sự nghi ngờ.

“Nếu có một bài học cần được ghi nhớ bởi tất cả các NHTW trên thế giới đó là đặt mục tiêu lạm phát là điều rất dễ dàng. Nhưng để thực sự đạt được mục tiêu đó lại là vô cùng khó khăn,” Giám đốc đầu tư tại Bleakley Advisory Group, Peter Boockvar cho biết. “Việc bạn thay đổi được lãi suất không có nghĩa là có thể búng tay ra mức lạm phát mong muốn.”

Boockvar nghi ngờ tính khôn ngoan của việc muốn đẩy lạm phát gia tăng tại thời điểm tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức rất cao và sự phục hồi kinh tế khó khăn.

“Nó không hề có ý nghĩa về mặt kinh tế,” ông nói. “Người tiêu dùng đang rất mong manh lúc này. Việc nâng chi phí sinh hoạt nên là điều cuối cùng chúng ta mong muốn”.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Phân tích: Tiềm năng Tăng trưởng của Nền Kinh tế Hoa Kỳ (Phần 1)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn (hay tiềm năng tăng trưởng) của một nền kinh tế được xác định bởi nhiều yếu tố. Mặc dù ít được quan tâm do tính học thuật cao, dữ liệu này có tầm quan trọng tương đối lớn. Trong một loạt báo cáo gồm năm phần, chúng tôi sẽ đi sâu vào phân phân tích triển vọng và tiềm năng tăng trưởng kinh tế tại Hoa Kỳ.
Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Những bất ổn thương mại và căng thẳng địa chính trị thúc đẩy đồng USD tăng giá

Tâm lý thị trường đã có bước ngoặt quyết định theo chiều hướng xấu hơn vào tuần trước, với tâm lý sợ rủi ro chiếm ưu thế trên khắp các loại tài sản. Sự kết hợp giữa tình hình kinh tế xấu đi ở Hoa Kỳ và tình hình bất ổn toàn cầu gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng khẩu vị rủi ro có thể suy yếu hơn nữa. Cổ phiếu phải đối mặt với áp lực bán mới trong khi lợi suất giảm mạnh.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ